Bệnh EMS trên tôm là gì? Đừng bỏ qua nếu không muốn tôm bệnh

Bệnh EMS trên tôm luôn là mối bận tâm của nhiều chủ trại nuôi tôm. Trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là ngành nuôi tôm, để phát triển và ổn định kinh tế bền vững, việc phòng ngừa và quản lý dịch bệnh là yếu tố cực kỳ quan trọng. Một trong những bệnh phức tạp nhất đối với tôm nuôi, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng, là hội chứng hoại tử gan – tụy cấp (AHPND), còn gọi là bệnh tôm chết sớm (EMS).

benh-ems-tren-tom
Bệnh EMS trên tôm luôn là mối bận tâm của nhiều chủ trại nuôi tôm

Lịch sử bệnh EMS trên tôm

Bệnh tôm chết sớm – Early Mortality Syndrome (EMS), còn gọi là chứng hoại tử gan – tụy cấp (Acute Hepatopancreatic Necrosis Syndrome – AHPNS). Gây thiệt hại nghiêm trọng cho các loại tôm nuôi. Bao gồm cả tôm thẻ chân trắng và tôm sú, trong các mô hình nuôi thâm canh và bán thâm canh.

Bệnh EMS trên tôm được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 2009 tại Trung Quốc, năm 2010 tại Việt Nam, năm 2011 tại Malaysia và Thái Lan, và năm 2013 tại Mexico. (Nguồn: Thủy sản Việt Nam)

benh-ems-tren-tom (1)
Bệnh EMS trên tôm được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 2009 tại Trung Quốc

Nguyên nhân gây nên bệnh EMS trên tôm

Tại Việt Nam, bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (EMS) thường gặp trên hai loại tôm là tôm sú (Penaeus monodon) và tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei).

benh-ems-tren-tom (2)
Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus là tác nhân chính gây bệnh

Khi tôm bị nhiễm bệnh, gan sẽ bị hoại tử tụy trong suốt quá trình nuôi, EMS trên tôm hoạt động mạnh ở giai đoạn tôm nhỏ đến 45 ngày tuổi, gây chết hàng loạt trong thời gian ngắn.

Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus là tác nhân chính, phá hủy nhanh chóng các mô và làm rối loạn chức năng gan tụy và hệ thống tiêu hóa của tôm nuôi. Đây là nguyên nhân chính khiến tôm chết sớm trong vòng 30 ngày đầu tiên, với tỷ lệ chết có thể lên đến 70%.

>>> Xem thêm: Nước mưa ảnh hưởng đến sức khỏe tôm sú, tôm thẻ thế nào?

Các giai đoạn bệnh EMS trên tôm

Giai đoạn đầu: Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus nhiễm phage và tiết độc tố làm tôm yếu và giảm sức đề kháng.

Giai đoạn sau: Bệnh tôm chết sớm tấn công mạnh, gây hoại tử mô gan và rối loạn chức năng gan tụy, dẫn đến tôm chết hàng loạt. Việc điều trị và phòng bệnh bằng kháng sinh không hiệu quả.

Dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng của bệnh EMS trên tôm

Để giúp người nuôi tôm nhận biết bệnh EMS trên tôm đang xuất hiện trong ao nuôi. Các dấu hiệu lâm sàng sau đây cần được bà con chú ý:

Xác định bệnh tại những vị trí và cơ quan trên tôm

  • MG (Midgut): Ruột
  • HP (Hepatopancreas): Gan tụy
  • ST (Stomach): Dạ dày

Triệu chứng lâm sàng của bệnh EMS trên tôm

benh-ems-tren-tom (3)
Triệu chứng lâm sàng của bệnh EMS trên tôm
  • Khối gan tụy tôm nhợt nhạt, có màu trắng.
  • Gan tụy khó bóp vỡ bằng ngón tay.
  • Xuất hiện các vệt đen hoặc đốm đen trên gan tụy.
  • Vỏ tôm mềm.
  • Ruột tôm đứt khúc, không chứa thức ăn.
  • Bệnh xuất hiện và có tỷ lệ chết cao sau khoảng 10 ngày thả nuôi.
  • Tôm lờ đờ và chậm phát triển.
  • Với tôm sú, thân thường xuất hiện màu sẫm nếu bị AHPND.

>>> Xem thêm: Bí quyết diệt khuẩn ao nuôi tôm “bách phát bách trúng”

Giải pháp phòng tránh bệnh EMS trên tôm

  • Chọn tôm bố mẹ khỏe mạnh, không nhiễm bệnh và kiểm tra kỹ lưỡng để tránh tình trạng tôm giống bị nhiễm bệnh.
  • Kiểm soát môi trường ao nuôi, nguồn nước, dụng cụ và thiết bị phải sạch khuẩn.
  • Gây sốc Formol 100-200ppm khoảng 30 giây đến 1 phút để giảm mầm bệnh trước khi thả giống.
  • Sát trùng ao nuôi kỹ lưỡng: sên vét đáy, phơi nắng đáy ao, sát trùng đáy, xử lý nước ao lắng trước khi bơm vào ao.
  • Không nên thả tôm với mật độ quá cao, bà con có thể nuôi ghép cá rô phi, nuôi nước xanh.
  • Đảm bảo chất lượng thức ăn, không bị nhiễm nấm, bổ sung đầy đủ vitamin A, C, E và glucan.
  • Quản lý và vệ sinh ao nuôi bằng men vi sinh chất lượng.
  • Tránh sử dụng quá nhiều kháng sinh hay hóa chất trong ao nuôi.
  • Loại bỏ triệt để các ion kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật và các chất độc gây ảnh hưởng trực tiếp đến gan tụy của tôm.
  • Khi bệnh xảy ra, cần khử trùng cẩn thận với chlorine hay formol trước khi xả bỏ nước ao để hạn chế lây nhiễm.
  • Xử lý bằng thuốc diệt khuẩn chlorine, formol trước khi xả thải ra môi trường trong quá trình thu hoạch tôm.
benh-ems-tren-tom (4)
Chọn tôm bố mẹ khỏe mạnh, không nhiễm bệnh

Mua hóa chất xử lý nước ao phòng bệnh EMS trên tôm tại TPHCM

Bài viết trên đã được Khai Nhật tổng hợp “tất tần tật” thông tin về bệnh EMS trên tôm. Để giúp bà con phát hiện, điều trị và phòng ngừa bệnh sớm nhất. Để có vụ nuôi thành công nhất, bà con nên sử dụng những hóa chất xử lý nước chất lượng. Hiện nay, Công ty TNHH Khai Nhật là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực phân phối hóa chất xử lý nước ao nuôi. Chúng tôi luôn là điểm tựa để bà con gửi gắm niềm tin trong nhiều năm qua. 

Bà con gọi đến Hotline 0965.025.702 để được kỹ sư thủy sản của Khai Nhật giải đáp những thắc mắc khi nuôi tôm nhé! 

Lý do bà con nên mua hàng tại Khai Nhật: 

  • Đầy đủ mã lưu hành 
  • Nhập khẩu trực tiếp từ nhà sản xuất 
  • Chất lượng vượt trội 
  • Giá thành cạnh tranh 
  • Chính sách hỗ trợ đặc biệt cho trại giống và đại lý
4.6/5 - (14 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one