Bản tin thủy sản tuần 24 của Khai Nhật mang đến cho quý bà con những cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất về những biến động trên thị trường thủy sản trong tuần qua. Kính mời quý bà con đón xem bản tin từ Khai Nhật nhé!
Khánh Hòa: Thành công bước đầu trong nuôi thủy sản tại vùng biển mở
Gần đây, UBND tỉnh Khánh Hòa đã tổng kết mô hình nuôi biển công nghệ cao tại vùng biển mở xã Cam Lập, thành phố Cam Ranh. Sau một năm triển khai thí điểm, mô hình này đã mang lại triển vọng lớn cho phát triển kinh tế biển tương lai.
Mô hình được Sở NN&PTNT Khánh Hòa thực hiện, với sự hỗ trợ của Quỹ Thiện Tâm thuộc Tập đoàn Vingroup, cung cấp lồng nuôi làm bằng vật liệu HDPE. Hệ thống bao gồm camera giám sát dưới nước, định vị trên biển và giám sát từ xa 24/7 qua thiết bị điện tử. Tham gia mô hình có 10 hộ dân nuôi cá biển và tôm hùm tại Cam Ranh. Các hộ này sử dụng lồng nhựa HDPE thay cho lồng gỗ truyền thống tại vùng biển kín trong vịnh Cam Ranh.
Kết quả sau một năm cho thấy, tất cả 10 hộ đều thu hoạch thành công với năng suất, sản lượng và lợi nhuận cao hơn so với phương pháp truyền thống. Tỷ suất lợi nhuận của nuôi cá bớp đạt 172%, còn tôm hùm đạt 112% so với nuôi bằng lồng gỗ truyền thống tại vùng biển kín.
Nghệ An: Nghề nuôi tôm đối mặt khó khăn
Ông Đinh Quốc Trung, Phó Giám đốc Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp 2 Hưng Hòa, người có kinh nghiệm lâu năm trong nghề, chia sẻ tình hình ảm đạm hiện tại: “Diện tích nuôi tôm giảm mạnh, nhiều hộ bỏ nghề do thu hồi đất cho các dự án trọng điểm của Nhà nước. Bên cạnh đó, môi trường và nguồn nước bị ô nhiễm nặng, thời tiết thất thường, con giống kém chất lượng, công tác quản lý chưa hiệu quả khiến áp lực ngày càng gia tăng.”
>>> Xem thêm: ĐIỂM TIN THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN TUẦN 23
Sóc Trăng: Chất lượng tôm giống đáng lo ngại
Các doanh nghiệp tôm tại Sóc Trăng gặp khó khăn về chất lượng con giống, giá thành sản xuất và tìm kiếm thị trường xuất khẩu. Năm 2024, tỉnh đặt mục tiêu thả nuôi 50.820 ha và sản lượng 212.000 tấn tôm. Tuy nhiên, tiến độ thả nuôi chậm hơn cùng kỳ năm trước.
Đại diện Sao Ta cho biết, mặc dù con giống được nhập từ những nguồn uy tín, nhưng vẫn bị nhiễm bệnh như TPD và EHP, khiến tỷ lệ thành công trong các ao nuôi chỉ đạt 40-50%. Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, Trần Văn Lâu, đã yêu cầu Sở NN-PTNT nhanh chóng tháo gỡ các khó khăn liên quan đến con giống, giá vật tư và chi phí sản xuất.
Artemia OSI được khai thác từ Hồ Muối Mặn (Great Salt Lake), nơi có nguồn artemia chất lượng cao nhất thế giới.
Không giống với những dòng artemia khác trên thị trường, artemia OSI có độ bung dù đến 95%, vượt trội hơn hẳn so với các sản phẩm khác.
Loại artemia này có kích cỡ ấu trùng nhỏ, dễ tiêu hóa, màu đẹp. Giúp tôm giai đoạn đầu hấp thu dinh dưỡng tối ưu, thúc đẩy tôm phát triển.
Artemia mỹ phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của tôm, đặc biệt trong giai đoạn con giống.
Trung Quốc: Gỡ bỏ lệnh cấm với 9 nhà xuất khẩu tôm Ecuador
Theo Phòng Nuôi trồng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), Trung Quốc đã dỡ bỏ lệnh cấm đối với 9 nhà xuất khẩu tôm của Ecuador, sau khi phát hiện dư lượng sulfite quá cao trong các lô hàng từ tháng 2 và 3 năm nay.
Vào ngày 5/6, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã dỡ bỏ hạn chế này, cho phép 9 doanh nghiệp tiếp tục xuất khẩu, với điều kiện họ phải cung cấp bản phân tích trong phòng thí nghiệm đảm bảo tuân thủ cùng các giấy chứng nhận HC thông thường cho mỗi lô hàng.
Nguồn:
Thủy sản Việt Nam
Nông nghiệp Việt Nam
Vasep – Hiệp Hội Chế Biến Và Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam