ĐIỂM TIN THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN TUẦN 29 

Tuần 29 có nhiều sự biến động của thị trường thủy sản trong và ngoài nước.  Bản tin thủy sản tuần này sẽ cập nhật những thông tin chính xác nhất cực “nóng hổi” cho bà con.

Mời bà con theo dõi bản tin mới của tuần này nhé!

Phát triển hợp tác ngành nuôi biển giữa Việt Nam và Na Uy 

Na Uy là nước xuất khẩu thủy sản lớn thứ hai thế giới và có ngành nuôi biển phát triển. Đây là hình mẫu lý tưởng mà ngành thủy sản Việt Nam muốn học hỏi để phát huy tiềm năng nuôi biển trong nước.

Thành công này đến từ nhiều yếu tố, bao gồm hệ thống quản lý hiệu quả của nhà nước với sự hợp tác của các bên liên quan, chính sách thúc đẩy đổi mới, nghiên cứu và phát triển (R&D), cùng với việc ứng dụng công nghệ tiên tiến và thực tiễn bền vững trong toàn ngành.

Việt Nam thông qua Quy hoạch không gian biển (QHKGB)

Việt Nam vừa thông qua Quy hoạch không gian biển (QHKGB) đầu tiên vào ngày 28 tháng 6. Một QHKGB tốt sẽ là nền tảng để đảm bảo sự phát triển bền vững của các ngành kinh tế biển. Điều này bắt đầu từ một khung pháp lý hiệu quả. Gần đây, Chính phủ Na Uy cũng công bố Kế hoạch khai thác các vùng biển, nhằm đảm bảo các ngành công nghiệp biển của Na Uy cùng phát triển và vận hành hiệu quả.

Cả Na Uy và Việt Nam đều là các quốc gia biển và hiểu rõ tầm quan trọng của biển đối với nền kinh tế. Vì vậy, cần bảo vệ tài nguyên biển cho thế hệ tương lai. Biển cung cấp thực phẩm, năng lượng, điều hòa khí hậu, tạo việc làm cho cộng đồng ven biển và gắn kết chúng ta với thế giới.

Na Uy và Việt Nam đã hợp tác nhiều thập kỷ trong lĩnh vực thủy sản, và mong muốn tiếp tục duy trì mối quan hệ này. Chúng ta đang triển khai Ý định Thư hợp tác ký năm 2021 giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và Bộ Thương mại, Công nghiệp và Thủy sản Na Uy về phát triển ngành nuôi biển. Với việc Việt Nam thông qua QHKGB, Na Uy sẽ hỗ trợ Chính phủ Việt Nam và các bộ, ngành liên quan thực hiện quy hoạch này.

na-uy-viet-nam-hop-tac-nganh-nuoi-thuy-san
Phát triển hợp tác ngành nuôi biển giữa Việt Nam và Na Uy

>>> Xem thêm: Tất tần tật thông tin về Clorin 70 Sinopec xử lý nước hiệu quả

Sóc Trăng tìm giải pháp phòng bệnh cho tôm nuôi mùa mưa

Để giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh trong mùa mưa, Phòng NN&PTNT huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng khuyến cáo bà con một số giải pháp phòng bệnh tối ưu cho diện tích tôm đang nuôi và chưa thả giống.

Hiện tại, mưa nắng thất thường gây biến động môi trường ao nuôi như: độ mặn, pH, độ kiềm giảm, khí độc (H2S, NH3, NO3,…) tăng, ảnh hưởng sức khỏe tôm và tạo điều kiện cho một số bệnh phát triển.

soc-trang-phong-benh-mua-mua
Sóc Trăng tìm giải pháp phòng bệnh cho tôm nuôi mùa mưa

Đối với diện tích đang có tôm nuôi

Duy trì mực nước hợp lý để hạn chế biến động môi trường khi trời mưa.

Quản lý chất thải trong ao bằng cách xi phong đáy định kỳ hoặc dùng men vi sinh xử lý đáy ao.

Định kỳ lấy mẫu nước ao hoặc mẫu tôm kiểm tra mật độ vi khuẩn Vibrio.

Bổ sung men tiêu hóa, Vitamin C vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng cho tôm.

Theo dõi biến động màu nước, hoạt động của tôm và kiểm tra sàn ăn.

Lắng, lọc và xử lý nước kỹ trước khi cấp vào ao nuôi.

Khi tôm bệnh bị thiệt hại, cần thu hoạch ngay và dùng thuốc diệt khuẩn (chlorine, formol, thuốc tím,…) trước khi xả nước để khử trùng.

Thường xuyên cập nhật thông tin dịch bệnh để chủ động phòng ngừa.

Đối với diện tích chưa thả tôm giống

Không bỏ đất trống, có thể thả nuôi với mật độ thấp để giảm chi phí và thu hoạch đạt kích cỡ lớn, tăng lợi nhuận.

Nếu thả nuôi tôm nước lợ (tôm sú, tôm thẻ chân trắng), nên đặc biệt quan tâm chọn tôm giống sạch bệnh.

>>> Xem thêm: Cách xử lý nước bể bơi bị đục hiệu quả chỉ trong 6 bước

Xuất khẩu cá tra sang UAE tiếp tục tăng trưởng mạnh

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) là một trong những thị trường tiêu thụ cá tra lớn của Việt Nam. Việt Nam hiện là nhà cung cấp cá tra hàng đầu tại đây, chiếm 40 – 50% thị phần. Xuất khẩu cá tra sang UAE tiếp tục nhận được sự ủng hộ và tăng trưởng mạnh mẽ, ngay cả khi Hiệp định Thương mại CEPA – hiệp định thương mại tự do đầu tiên mà Việt Nam đàm phán với một quốc gia Trung Đông và châu Phi – vẫn chưa được ký kết.

Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, trong tháng 5/2024, kim ngạch xuất khẩu cá tra sang UAE đạt hơn 2 triệu USD, tăng 40% so với tháng 5/2023. Tính chung 5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cá tra sang thị trường này đạt hơn 11 triệu USD, tăng 47% so với cùng kỳ năm ngoái.

Mặt hàng chủ lực của ngành cá tra xuất khẩu sang UAE vẫn là sản phẩm phi lê cá tra đông lạnh (mã HS 03046200). Đến cuối tháng 5/2024, xuất khẩu sản phẩm này sang UAE đạt khoảng 6.000 tấn, trị giá khoảng 14 triệu USD, tăng 22% về khối lượng và tăng 61% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 90% tỷ trọng. Tiếp theo là sản phẩm cá tra cắt khúc đông lạnh, đóng gói (mã HS 03032400) với kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 1,3 triệu USD trong 5 tháng đầu năm nay, tăng 84% so với cùng kỳ, chiếm 9% tỷ trọng.

xuat-khau-ca-tra-uef-tang-kha
Xuất khẩu cá tra sang UAE tiếp tục tăng trưởng mạnh

>>> Xem thêm: Tìm hiểu về Ecobiol – Men vi sinh giúp đường ruột vật nuôi khỏe mạnh 

Thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn của Tiền Giang

Năm 2024, tỉnh Tiền Giang dự kiến sử dụng trên 14.700 ha mặt nước cho nuôi thủy sản, với sản lượng thu hoạch dự kiến hơn 200.000 tấn tôm và cá các loại, nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và phát triển nuôi trồng thủy sản thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương. 

Sản lượng trong 6 tháng đầu năm 2024

Trong 6 tháng đầu năm 2024, diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh ước đạt 12.546 ha, giảm 1,7% so với cùng kỳ, trong đó diện tích nuôi tôm đạt 5.972 ha, không đổi so với cùng kỳ; diện tích nuôi cá đạt 3.554 ha, giảm 0,9%; thủy sản khác đạt 3.020 ha, giảm 5,9%. Sản lượng thủy sản thu hoạch trong 6 tháng đạt 145.908 tấn, tăng 2,4%; trong đó sản lượng từ nuôi đạt 98.384 tấn, tăng 1,2% so với cùng kỳ.

tien-giang-thuy-san-kinh-te-mui-nhon
Thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn của Tiền Giang

Hiện nay, tỉnh Tiền Giang có khoảng 20 bè cá nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP và vùng nuôi tôm – lúa ở huyện Tân Phú Đông sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GlobalGAP và nuôi tôm an toàn sinh học. 

Diện tích sản xuất nghêu thương phẩm tại Tiền Giang khoảng 2.300 ha, tập trung ở hai huyện Gò Công Đông và Tân Phú Đông, với sản lượng nghêu hàng năm khoảng 18.000 – 20.000 tấn. Đặc biệt, tín hiệu vui mừng cho ngành thủy sản là Tiền Giang có khoảng 350 ha nuôi nghêu của Ban quản lý Cồn Bãi huyện Gò Công Đông (vùng biển xã Tân Thành), được chứng nhận theo tiêu chuẩn ASC vào tháng 11/2023. Đây là sự xác nhận quốc tế cho thủy sản nuôi có trách nhiệm, giảm thiểu tác động xấu lên môi trường, hệ sinh thái và cộng đồng, đồng thời tuân thủ tốt các quy định về lao động.

Nguồn: 

Tạp chí Thủy sản Việt Nam

Bình chọn post này

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one