Hiện nay, artemia được áp dụng rộng rãi trong quá trình nuôi ấu trùng tôm cá. Với thành phần dinh dưỡng cao, bao gồm đạm và axit béo thiết yếu, chúng là nguồn thức ăn lý tưởng cho tôm cá. Vậy artemia là gì và cách nuôi artemia để làm thức ăn cho tôm cá ra sao? Hãy cùng theo dõi thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây cùng Khai Nhật nhé!
Artemia là gì?
Artemia được biết đến với tên khoa học của một loại giáp xác. Thuộc vào ngành Arthropoda, lớp Crustacea, lớp phụ Brachiopoda, bộ Anostraca, họ Artemiidea. Artemia có đặc trưng là giàu chất dinh dưỡng như axitamin, axit béo không no (HUFA), chất khoáng và đạm. Đây là những yếu tố cần thiết cho sự phát triển và màu sắc của tôm cá. Do đặc tính này, artemia được sử dụng rộng rãi như một nguồn thức ăn tươi sống trong quá trình sản xuất tôm giống.
Artemia được phát hiện tại nhiều nơi trên thế giới. Cũng có khả năng tồn tại trong các điều kiện khí hậu từ nhiệt đới đến ôn đới. Dù có thể sống ở nước có độ mặn lớn hơn 70‰ trong môi trường tự nhiên. Artemia cho tôm vẫn có thể chết khi đối mặt với độ mặn bão hòa của muối lên đến 250‰.
Thức ăn của artemia thường bao gồm các hạt lơ lửng và các loại sinh vật nhỏ như tảo và vi khuẩn.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách nuôi lươn công nghiệp kết hợp cho ăn Artemia Mỹ
Vòng đời của artemia diễn ra như thế nào?
Artemia trải qua từng giai đoạn đặc biệt như sau:
- Giai đoạn ấu trùng mới nở, artemia có chiều dài khoảng 400 – 500 µm, màu vàng cam, một mắt màu đỏ ở phần đầu và ba đôi phụ bộ. Trong giai đoạn I, ấu trùng artemia vẫn có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, phụ thuộc vào nguồn noãn hoàng để sống.
- Chỉ sau 8 giờ kể từ khi nở, ấu trùng lột xác và chuyển sang giai đoạn II. Ở giai đoạn này, chúng có khả năng tiêu hóa thức ăn nhỏ với kích thước từ 1 – 50 µm. Tiếp theo, chúng sẽ phát triển và trải qua 15 lần lột xác trước khi trở thành ấu trùng trưởng thành. Các cặp phụ bộ bắt đầu xuất hiện ở vùng ngực và dần hình thành chân ngực, mắt kép hiện diện ở hai bên.
- Từ giai đoạn thứ 10 trở đi, artemia sẽ trải qua sự chuyển hóa hình thái và chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Cũng như bắt đầu phân biệt giới tính. Các chân ngực sẽ chuyển hóa thành ba phần chức năng: chân chính, nhánh chân trong và nhánh chân ngoài dạng màng.
- Artemia trưởng thành có kích cỡ khoảng 10 – 12 mm, cơ thể dài có hai mắt kép, 11 đôi chân ngực, râu cảm giác và ống tiêu hóa thẳng. Các con đực sẽ có đôi gai giao phối ở phía sau vùng ngực. Trong khi con cái có thể được nhận dạng dễ dàng qua túi ấp hoặc tử cung nằm phía sau chân ngực thứ 11.
- Thức ăn cho artemia thường là mùn bã hữu cơ, các vi tảo siêu nhỏ hoặc vi khuẩn có trong nước. Trong quá trình nuôi artemia trên ruộng muối. Người ta thường cung cấp thức ăn bằng cách bón phân hoặc cho ăn trực tiếp các loại thức ăn như bột đậu nành hoặc cám gạo.
Bài viết liên quan: 5 lý do bà con tin dùng Artemia OSI cho vựa tôm giống
Cách nuôi artemia đúng để làm thức ăn cho tôm cá
Khi đã hiểu nhiều hơn về artemia cho cá cảnh, nhiều bà con quan tâm đến cách nuôi artemia hiệu quả. Thông thường, ấu trùng artemia nauplius được sử dụng như một nguồn thức ăn tươi sống cho tôm cá giống. Chúng được nở từ trứng bào xác artemia theo quy trình sau:
Khi được ấp trong nước biển, trứng bào xác artemia, ban đầu có hình dạng lõm lòng chảo, sẽ phát triển thành hình cầu trong khoảng 1 – 2 giờ. Sau khi ngậm nước đủ, vỏ bào xác sẽ vỡ ra, phôi sẽ tách rời khỏi vỏ và lơ lửng ở phía dưới vỏ rỗng. Qua màng nở trong suốt, người nuôi có thể quan sát các giai đoạn phát triển của ấu trùng Nauplius. Khi màng nở bị vỡ, các ấu trùng sẽ được phóng ra ngoài, bơi lội tự do.
Theo thống kê, hàng năm có khoảng 2.000 tấn trứng bào xác khô được tiêu thụ trên thị trường, xuất xứ từ nhiều quốc gia khác nhau như Mỹ, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam,… Chất lượng và giá cả của sản phẩm thường dao động tùy theo nguồn cung từ mỗi quốc gia.
Hướng dẫn cách nuôi Artemia nước mặn cực kỳ đơn giản
Cách nuôi artemia sao cho tỷ lệ nở cao nhất, bung dù và đồng loạt là điều nhiều bà con nuôi artemia tìm kiếm. Để nuôi đạt hiệu quả cao nhất, bà con tham khảo cách nuôi sau:
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ nuôi artemia
- Trứng artemia Mỹ đã được khử trùng
- Bể ấp đáy hình chóp trong suốt
- Máy thổi khí
- Đèn neon chiếu sáng
- Lưới lọc nước
- Xô chậu
- Vợt lưới
Bước 2: Điều kiện ấp artemia thích hợp
- Nhiệt độ từ 28 – 30 oC
- Độ pH từ 8 – 8.5
- Độ mặn từ 3 – 35‰
Bước 3: Nuôi artemia cho tôm
- Đưa lượng trứng đã khử trùng vào bể ấp. Cung cấp nước qua lưới lọc (tỷ lệ 1 lít nước cho 1 gram trứng) với độ mặn từ 35‰. Sau đó sục mạnh để cung cấp oxy và kích thích sự phát triển của phôi.
- Chiếu sáng liên tục bằng đèn neon và duy trì nhiệt độ ổn định từ 28 – 30oC.
- Sau 24 giờ, hơn 90% trứng sẽ nở. Lúc này ấu trùng sẽ tự tách ra khỏi vỏ của bào xác.
- 1 giờ trước khi thu hoạch, bà con thêm một lượng Formol vào bể.
- Khi ấu trùng này nở đầy đủ, tắt máy thổi khí và vớt các vỏ bào xác trên mặt nước. Mở van nhỏ ở đáy bể để cho nước và ấu trùng chảy vào vợt. Sau đó đóng van trước khi nước cạn.
- Rửa sạch ấu trùng này để có thức ăn dinh dưỡng hoàn hảo cho tôm.
>>> Xem thêm bài viết: Cách ấp Artemia nở tại nhà thành công lên đến 99,99%
Bà con mua artemia mỹ chính hãng ở đâu TPHCM?
Artemia là nguồn thức ăn tươi sống mang lại nhiều dinh dưỡng cho tôm và cá cảnh. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay tràn lan các sản phẩm giả, kém chất lượng. Chính các sản phẩm này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình nuôi tôm, cá cảnh. Muốn đạt được hiệu quả nuôi tôm cá tốt nhất, bà con nên mua artemia chính hãng, chất lượng.
Vậy nên mua sản phẩm này ở đâu? Công ty TNHH Khai Nhật chính là đơn vị uy tín lâu năm trong lĩnh vực phân phối sản phẩm thủy sản – xử lý nước. Chúng tôi được bà con tin tưởng mua sản phẩm trong nhiều năm qua.
Lý do bà con nên mua hàng tại Khai Nhật:
- Đầy đủ mã lưu hành
- Nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ
- Chất lượng vượt trội
- Giá thành cạnh tranh
- Chính sách hỗ trợ đặc biệt cho trại giống và đại lý
Bà con có nhu cầu mua sản phẩm có chất lượng tốt, hàng chính hãng vui lòng liên hệ ngay cho chúng tôi qua Hotline 0965.025.702 nhé!
>>> Xem thêm sản phẩm: