Cách diệt khuẩn ao nuôi tôm hiệu quả cho chủ trại tôm giống

Cách diệt khuẩn ao nuôi tôm như thế nào là an toàn cho tôm nuôi? Trong nghề nuôi tôm, chúng ta thường hay nói “Nuôi tôm là nuôi nước”. Vậy “Nuôi nước” thực chất là gì? Khi nói đến việc này, có vô số vấn đề cần tìm hiểu. Một trong những yếu tố quan trọng chính là cách diệt khuẩn ao tôm an toàn và hiệu quả.

Diệt khuẩn ao nuôi tôm an toàn là gì? 

Trong quá trình nuôi tôm, đặc biệt là nuôi tôm công nghệ cao, mầm bệnh luôn hiện diện và tác động trực tiếp đến tôm nuôi. Khuẩn ở đây là các vi sinh vật trong nước gây bất lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của tôm.

Diệt khuẩn ao nuôi tôm là tiêu diệt các vi sinh vật gây hại trong môi trường nuôi tôm. Trong quá trình nuôi, các vi sinh vật và mầm bệnh có hại thường tiềm ẩn và gây bất lợi cho sự phát triển của tôm và môi trường ao nuôi.

Diệt khuẩn trong ao nuôi tôm đúng cách và an toàn sẽ giảm đáng kể mầm bệnh trong suốt vụ nuôi, tăng khả năng thành công hơn 70%. Ngoài việc sử dụng các chất diệt khuẩn như acid hữu cơ và Nano bạt, ta còn có thể phối hợp với vi sinh, xi phông đáy,… để cải thiện toàn diện chất lượng nước trong ao, từ đó xây dựng cách diệt khuẩn ao nuôi tôm hiệu quả.

cach-diet-khuan-ao-nuoi-tom-1
Diệt khuẩn ao nuôi tôm an toàn là gì?

>>> Xem thêm: 6 Loại hóa chất khử trùng cho ao nuôi tôm

Các loại khuẩn thường có trong ao tôm

Vi khuẩn trong ao tôm có thể chia thành hai loại chính: vi khuẩn có lợi và vi khuẩn gây hại. Vi khuẩn có lợi giúp phân hủy chất hữu cơ trong ao, cải thiện chất lượng nước và tăng sản lượng tôm. Tuy nhiên, vi khuẩn gây hại có thể gây bệnh cho tôm, làm thiệt hại kinh tế nặng nề.

Vi khuẩn trong nước là một phần trong chuỗi thức ăn của hệ sinh thái và quan trọng trong quản lý vệ sinh ao. Khi hệ sinh thái thay đổi, sự cân bằng này có thể bị phá vỡ, dẫn đến sự phát triển quá mức của các vi khuẩn có hại, đặc biệt là nhóm Vibrio, gây ra bệnh hoại tử gan tụy cho tôm.

Nguyên nhân bà con cần cách diệt khuẩn ao nuôi tôm

Những nguyên nhân bà con cần đến cách diệt khuẩn ao nuôi tôm bao gồm:

  • Ít ánh sáng: Vi khuẩn phát triển nhanh trong môi trường ít ánh sáng, làm tăng nồng độ vi khuẩn trong ao.
  • Tảo phát triển: Tảo phát triển quá mức tiêu thụ hết oxy trong nước, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi mạnh mẽ.
  • Ít oxy trong ao: Nồng độ oxy thấp làm vi khuẩn phát triển mạnh để tiêu thụ chất hữu cơ và sản phẩm phân hủy, gây hiện tượng nước đục.
  • Thức ăn quá nhiều: Thức ăn dư thừa làm tăng nồng độ vi khuẩn do sự phân hủy thức ăn.
  • Sử dụng phân bón, hóa chất: Việc sử dụng phân bón hoặc hóa chất có thể làm tăng nồng độ vi khuẩn, ảnh hưởng đến sức khỏe tôm.

Bằng cách diệt khuẩn ao nuôi tôm và kiểm soát các yếu tố này hiệu quả, bà con nuôi tôm có thể đảm bảo môi trường nuôi tôm lành mạnh và đạt sản lượng tốt nhất.

cach-diet-khuan-ao-nuoi-tom-2
Tảo phát triển quá mức tiêu thụ hết oxy trong nước, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi mạnh mẽ

>>> Xem thêm: Mẹo nuôi tôm đẹp và yếu tố ảnh hưởng màu tôm

Một số dấu hiệu nhận biết tôm cần diệt khuẩn ao nuôi tôm

Một số dấu hiệu cho thấy tôm bị nhiễm khuẩn bao gồm:

  • Tôm có màu sắc không đều, xuất hiện các vết đen hoặc trắng, và có dấu hiệu bong tróc.
  • Trên cơ thể tôm có dấu hiệu bị tổn thương.
  • Tôm ăn ít hoặc không ăn, có dấu hiệu suy yếu.
  • Tôm bơi chậm hoặc không bơi.
  • Nước trong ao có màu đục hoặc có mùi hôi.

Nếu phát hiện một hoặc nhiều dấu hiệu trên, tôm của bà con có thể đang bị nhiễm khuẩn và cần cách diệt khuẩn ao nuôi tôm kịp thời để tránh lây lan và tổn hại đến đàn tôm. Việc kiểm tra sức khỏe hằng ngày cho tôm và duy trì môi trường ao nuôi tốt là biện pháp hiệu quả để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và bệnh tật.

cach-diet-khuan-ao-nuoi-tom-3
Tôm có màu sắc không đều, xuất hiện các vết đen…

Các loại thuốc diệt khuẩn ao nuôi tôm được bà con ưa chuộng

Dưới đây là Top các loại thuốc diệt khuẩn ao nuôi tôm hiệu quả được bà con ưa chuộng trong nhiều năm qua: 

Thuốc tím Ấn Độ (KMnO4)

Kali Pemanganat hay thuốc tím, là một chất rắn không mùi, xuất hiện dưới dạng tinh thể màu tím đậm. Thuốc tím được dùng để tiêu diệt vi khuẩn, nấm, tảo và virus gây bệnh cho tôm bằng cách oxy hóa màng tế bào và phá hủy các enzyme quan trọng. Đặc biệt là những enzym liên quan đến quá trình trao đổi chất tế bào.

Thuốc tím có khả năng diệt khuẩn trong ao nuôi với nồng độ thấp. Tuy nhiên, để sử dụng hiệu quả, nước trong ao cần ít chất hữu cơ nhằm đảm bảo tác động tối ưu của thuốc.

Thuốc tím Ấn Độ (KMnO4)
Thuốc tím Ấn Độ (KMnO4)

>>> Xem thêm: Những điều cần biết về KMNo4 Thuốc tím / Kali Pemanganat

Chlorine Nankai Nhật

Đây là loại thuốc sát trùng chuyên dùng trong xử lý nước nuôi trồng thủy sản. Chlorine đặc biệt hiệu quả trong việc diệt khuẩn, virus, tảo và phiêu sinh vật trong nước. Thuốc sát trùng tốt, đặc biệt phù hợp với môi trường có pH thấp.

Lưu ý rằng Chlorine Nankai Nhật sẽ hoạt động hiệu quả trong môi trường có pH thấp, và đối với môi trường có pH cao (>8), cần tăng liều lượng thuốc lên 20%. Khi pha Chlorine, quy trình diễn ra chậm rãi để tránh nổ hoặc bắn lên, gây bỏng và nguy hiểm cho người dùng. Hơn nữa, nếu Chlorine tiếp xúc với quần áo, có thể làm phai màu quần áo.

cach-diet-khuan-ao-nuoi-tom-5
Đây là loại thuốc sát trùng chuyên dùng trong xử lý nước nuôi trồng thủy sản

>>> Xem thêm: Chlorine Nankai Nhật 72% xử lý nước ao nuôi, nước hồ bơi

Thuốc diệt khuẩn IODINE

Iodine là thuốc diệt khuẩn dạng nước, tiêu diệt mọi vi khuẩn, động vật nguyên sinh có hại và nấm. Đồng thời giúp xử lý nước trong ao nuôi. Iodine giúp phòng ngừa và điều trị một số bệnh thường gặp ở thủy sản như nấm trắng và nấm đốm đen.

Để đảm bảo hiệu quả, bà con nên xử lý nước ao liên tục trong khoảng 5 ngày khi sử dụng Iodine. Lưu ý không nên kết hợp thuốc với các hóa chất sát trùng nước khác. Ngừng sử dụng Iodine trước khi thu hoạch 10 ngày, hạn chế dùng dụng cụ kim loại khi pha thuốc.

cach-diet-khuan-ao-nuoi-tom-6
Iodine là thuốc diệt khuẩn dạng nước, tiêu diệt mọi vi khuẩn, động vật nguyên sinh có hại và nấm

Thuốc diệt khuẩn BKC

BKC là viết tắt của Benzalkonium Chloride, công thức hóa học là C6H5CH2N(CH3)2RCl và tên đầy đủ là Alkyl Dimethyl Benzyl Ammonium Chloride. BKC 80% có khả năng diệt khuẩn, nấm, loại trừ mầm bệnh có thể gây hại cho tôm, khử mùi hôi và kích thích quá trình lột xác của tôm ở liều lượng thấp, giúp chúng phát triển nhanh chóng. BKC cũng giảm tảo phát triển quá mức, duy trì nước ao trong tình trạng sạch sẽ và ổn định.

Nên sử dụng BKC vào lúc trời nắng và bật quạt nước để cung cấp oxy cho tôm. Tuyệt đối không kết hợp BKC với các loại hóa chất và thuốc diệt khuẩn khác. Không nên sử dụng men vi sinh ngay sau khi dùng BKC. Để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm cá, tránh lạm dụng BKC quá mức.

Ngoài ra, còn nhiều loại thuốc diệt khuẩn khác để bà con tham khảo như: IODINE, TCCA, Chlorine Aquafit, Chlorine Cá Heo, Chlorine Sinopec

cach-diet-khuan-ao-nuoi-tom-7
BKC là viết tắt của Benzalkonium Chloride

Tại sao cần cách khử trùng ao nuôi cá

Diệt khuẩn là quá trình loại bỏ các tác nhân như: vi khuẩn, virus, động vật nguyên sinh có hại ra khỏi ao nước.

Trước khi nuôi tôm, việc diệt khuẩn ao, nước ao, và các vật dụng dùng trong ao nuôi (quạt nước, dây oxy…) là cần thiết để loại bỏ mầm bệnh từ vụ nuôi trước. Điều này giúp dễ dàng hơn trong việc sử dụng vi sinh hoặc chế phẩm sinh học. Để gây màu nước và cân bằng hệ vi sinh vật trong ao ngay từ đầu vụ nuôi.

Trong suốt quá trình nuôi tôm, cách diệt khuẩn ao nuôi tôm hiệu quả. Giúp loại bỏ các mầm bệnh phát sinh từ các yếu tố như: mưa kéo mầm bệnh từ bờ xuống ao, chất thải tôm, vỏ tôm, và thức ăn dư thừa. Những yếu tố này làm tăng lượng chất hữu cơ trong nước và tích tụ dưới đáy ao. Tạo điều kiện cho các mầm bệnh như vi khuẩn và ký sinh trùng phát triển.

Diệt khuẩn trong ao nuôi tôm đúng cách và an toàn giúp giảm nguy cơ tôm mắc bệnh và tăng tỷ lệ nuôi tôm thành công. Ngoài việc sử dụng chất diệt khuẩn. Người nuôi nên kết hợp với vi sinh và xi phông đáy ao để cải thiện chất lượng nước và quản lý môi trường ao nuôi hiệu quả hơn.

>>>> Xem thêm: Khoáng Nhật Mineral Powder – Khoáng tạt giúp tôm nhanh cứng vỏ, chống ốp thân

Cách diệt khuẩn ao nuôi tôm hiệu quả, an toàn

Cách diệt khuẩn ao nuôi tôm đúng đắn là bước quan trọng trong quá trình nuôi tôm. Sử dụng đúng cách và chọn đúng thuốc giúp kiểm soát mầm bệnh hiệu quả. Ngược lại có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho ao nuôi và sức khỏe tôm. 

Nhằm hỗ trợ người nuôi, các chuyên gia thủy sản của Khai Nhật đã tổng hợp những kiến thức về cách diệt khuẩn ao nuôi tôm. Cách phòng ngừa và những lưu ý cần thiết trong quá trình diệt khuẩn. 

Giai đoạn chuẩn bị ao nuôi

Đây là bước quan trọng để giảm thiểu rủi ro tôm bệnh trong quá trình nuôi. Người nuôi cần diệt khuẩn ao kỹ lưỡng, ngăn chặn sự xuất hiện của mầm bệnh và vi khuẩn từ vụ nuôi trước. 

Việc diệt khuẩn nên thực hiện từ 3 – 5 ngày trước khi thả giống. Để đảm bảo môi trường ao nuôi an toàn. Thuốc diệt khuẩn thường phân hủy trong khoảng 48 giờ. Sau đó, người nuôi có thể thêm men vi sinh để tạo màu nước ao trước khi thả tôm.

cach-diet-khuan-ao-nuoi-tom-8
Đây là bước quan trọng để giảm thiểu rủi ro tôm bệnh trong quá trình nuôi

Giai đoạn tôm nhỏ đến 45 ngày tuổi

Trong giai đoạn này, tôm còn nhỏ với sức đề kháng yếu, dễ bị sốc và chết. Việc sử dụng thuốc cần cẩn thận. Tôm cần lượng thức ăn tự nhiên. Tuy nhiên thuốc sát khuẩn có thể giết chết tảo và vi sinh vật phù du trong ao. Giảm lượng thức ăn tự nhiên và làm chậm quá trình phát triển của tôm. Do đó, bà con chỉ nên sử dụng chất diệt khuẩn khi thật sự cần thiết.

cach-diet-khuan-ao-nuoi-tom-9
Tôm còn nhỏ với sức đề kháng yếu, dễ bị sốc và chết

Giai đoạn từ 45 ngày tuổi đến khi thu hoạch

Trong giai đoạn này, tôm có khả năng chống chịu tốt hơn với các thuốc sát trùng. Tuy nhiên, bà con vẫn cần cẩn thận khi sử dụng các chất diệt khuẩn và hóa chất. Thuốc diệt tảo và động vật phù du có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm. Đặc biệt là khi tôm yếu hoặc đang trị bệnh. Không nên sử dụng các chất diệt khuẩn khi ao tôm xung quanh đang có dịch bệnh, ao bẩn, hoặc gần nơi thu hoạch. Đặc biệt khi tôm đang yếu hoặc bị bệnh.

cach-diet-khuan-ao-nuoi-tom-10
Tôm có khả năng chống chịu tốt hơn với các thuốc sát trùng

>>> Xem thêm: 7 lưu ý quan trọng khi dùng Chlorine trong nuôi trồng thuỷ sản

Cách phòng ngừa tôm nhiễm khuẩn trong ao nuôi

Trước khi thả tôm vào ao

Phơi đáy ao từ 5 – 7 ngày đến khi đáy ao xuất hiện các vết nứt chân chim. Tránh phơi quá lâu để không dẫn đến xì phèn. Bón đều vôi CaO3 khắp ao nhằm nâng pH đáy và tiêu diệt mầm bệnh. Lấy nước vào ao nuôi thông qua túi lọc. Sau đó chạy quạt từ 2 – 3 ngày và tiến hành diệt khuẩn bằng Chlorine 25 – 30 ppm (25 – 30 kg/1.000m3) để sát trùng nguồn nước. 

Sau khi thả tôm vào ao nuôi

Bà con nuôi tôm thường xuyên kiểm tra mật độ vi khuẩn tại các phòng lab: mật độ khuẩn an toàn trên môi trường TCBS, tổng khuẩn >10^3 CFU/mL. 

Bắt đầu diệt khuẩn định kỳ mỗi 7 – 10 ngày/lần khi tôm được 15 ngày tuổi. Bà con cần lựa chọn các gốc diệt khuẩn khác nhau và sử dụng luân phiên hoặc dùng kết hợp để đạt hiệu quả diệt khuẩn cao nhất.

Những lưu ý khi diệt khuẩn cho tôm nuôi hiệu quả

Để đạt hiệu quả cao trong cách diệt khuẩn ao nuôi tôm hiệu quả. Bà con cần chú ý đến các điều sau đây:

– Tiến hành đánh hạ lượng phèn trước khi bắt đầu quá trình diệt khuẩn, nhằm đảm bảo rằng diệt khuẩn ao sẽ được thực hiện hiệu quả.

– Trong quá trình diệt khuẩn, đảm bảo cung cấp đủ oxy cho ao nuôi, giúp duy trì môi trường nước có điều kiện tốt cho quá trình diệt khuẩn diễn ra hiệu quả.

– Sau khi diệt khuẩn, bà con cần chú ý đến tình trạng khí độc NO2 tăng cao và tăng nhanh. Có thể xuất hiện ngay sau 24 giờ sau quá trình diệt khuẩn. Điều này xảy ra do vi sinh vật đã bị diệt hết. Giảm khả năng phân hủy và xử lý chất hữu cơ từ phân tôm và thức ăn thừa.

>>> Xem thêm: Bệnh về tôm TPD là gì? Sự thật về bệnh TPD khiến bà con “bật ngửa”

Kết luận 

Bài viết trên đã được Khai Nhật tổng hợp các cách diệt khuẩn ao nuôi tôm hiệu quả và tổng hợp các lý do tại sao bà con cần phải diệt khuẩn ao tôm của mình. Từ đó, kiểm soát môi trường nước một cách hiệu quả để đảm bảo sức khỏe của tôm. 

Để được kỹ sư thủy sản của Khai Nhật hỗ trợ các vấn đề khi nuôi tôm, bà con liên hệ ngay cho chúng tôi qua Hotline 0965.025.702

Chúc bà con nuôi tôm luôn thắng lợi nhé!

Lý do bà con nên mua hàng tại Khai Nhật: 

  • Đầy đủ mã lưu hành 
  • Nhập khẩu trực tiếp từ nhà sản xuất 
  • Chất lượng vượt trội 
  • Giá thành cạnh tranh 
  • Chính sách hỗ trợ đặc biệt cho trại giống và đại lý

 

Sản phẩmQuy cách Tham khảo sản phẩm
Chlorine Cá Heo45kg/thùngMua ngay
Chlorine Aquafit45kg/thùngMua ngay
Chlorine Sinopec45kg/thùngMua ngay
Chlorine Star Chlor (Nankai)45kg/thùngMua ngay

 

Bình chọn post này

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one