ĐIỂM TIN THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN TUẦN 25

Bản tin thủy sản tuần 25 của Khai Nhật cung cấp những thông tin nhanh chóng và chính xác nhất về những biến động thị trường thủy sản trong tuần vừa qua. Bà con đọc ngay bản tin dưới đây nhé! 

Cà Mau: Khôi phục vị thế ngành cua

Cua luôn được xem là một sản vật chiến lược trong phát triển kinh tế ngư – nông – lâm nghiệp của tỉnh Cà Mau, đóng vai trò trụ cột và mang tính thế mạnh đặc thù. Năm 2023, tỉnh đã thông qua Đề án phát triển bền vững nghề nuôi cua Cà Mau đến năm 2030. Đây là thời điểm quan trọng để đánh giá toàn diện và tìm kiếm cơ hội bứt phá cho ngành cua, nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định và lâu dài.

Cua Cà Mau vươn tầm quốc tế

Ông Châu Công Bằng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Cà Mau cho biết, đã mất hơn 10 năm để xây dựng thương hiệu “Cua Cà Mau” không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn vươn tầm quốc tế. Sản phẩm này không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi mà còn góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Năm 2015, nhãn hiệu “Cua Năm Căn – Cà Mau” được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận là nhãn hiệu tập thể. Tháng 6/2023, sản phẩm “Cua Cà Mau” đã được cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý.

Khoảng 3 năm gần đây, dịch bệnh liên tục xảy ra trên cua, gây tổn thất nặng nề cho ngành nuôi cua Cà Mau, trong đó có khu vực Năm Căn. Ngoài ra, chất lượng con giống ngày càng suy giảm, kích cỡ cua khi thu hoạch nhỏ dần, tăng trưởng chậm và tỷ lệ sống thấp do sử dụng nguồn cua bố mẹ chưa qua chọn lọc và không được kiểm soát chất lượng bởi cơ quan quản lý.

Các chuyên gia cho rằng, chính quyền địa phương và người dân cần hoạch định chiến lược phát triển dài hạn và hiệu quả cho ngành cua, bao gồm quy hoạch vùng nuôi an toàn, xác định mùa vụ và thời điểm thị trường có nhu cầu cao để bán được giá tốt. Đồng thời, cần quan tâm đến công tác bảo quản và tồn trữ sản phẩm.

lay-lai-vi-the-cua-ca-mau
Cà Mau: Khôi phục vị thế ngành cua

>>> Xem thêm: Khoáng Nhật Mineral Powder – Khoáng tạt giúp tôm nhanh cứng vỏ, chống ốp thân

Hòa Bình: Phát triển nuôi thủy sản lòng hồ kết hợp du lịch

Hồ Hòa Bình, nằm trên địa bàn TP Hòa Bình và 4 huyện Đà Bắc, Cao Phong, Tân Lạc và Mai Châu, sở hữu vẻ đẹp hoang sơ tự nhiên, được ví như Hạ Long trên núi. Với dung tích khoảng 9,45 tỷ m³ và diện tích mặt hồ khoảng 8.900 ha, hồ Hòa Bình dù không được xây dựng với mục đích nuôi thủy sản nhưng lại có điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi cá lồng bè.

Giai đoạn 2015 – 2023, nuôi cá lồng bè trên hồ Hòa Bình phát triển mạnh mẽ, từ 2.317 lồng nuôi cá năm 2015 tăng lên 4.987 lồng năm 2023, tăng 115,23%, bình quân tăng 14,4% mỗi năm. Các loài cá chính được nuôi gồm cá chiên, cá lăng chấm, điêu hồng, trắm đen, bỗng, tầm, trắm cỏ, rô phi. Hình thức nuôi lồng bè gồm lồng truyền thống bằng gỗ, bương, tre, luồng và lồng cải tiến khung sắt, lưới.

hoa-binh-the-manh-nuoi-long-ho
Hòa Bình: Phát triển nuôi thủy sản lòng hồ kết hợp du lịch

Hiện tại, trên hồ Hòa Bình đã hình thành các mô hình hộ dân nuôi cá lồng kết hợp phát triển du lịch sinh thái, giải trí. Các hộ dân kết hợp nuôi cá với đầu tư thuyền du lịch, cung cấp dịch vụ đưa đón khách tham quan, thưởng thức ẩm thực ngay trên thuyền, tham quan khu nuôi cá và chế biến các món ăn từ cá lồng. Nhờ những cách làm này, du khách có cơ hội trải nghiệm các dịch vụ mới mẻ và thưởng thức đặc sản địa phương.

 

>>> Xem thêm: ĐIỂM TIN THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN TUẦN 24 

Long An: Bứt phá năng suất nuôi trồng thủy sản trong 6 tháng đầu năm

Nửa đầu năm 2024 đánh dấu sự khởi sắc cho ngành nuôi trồng thủy sản Long An với sản lượng ước đạt trên 69.510 tấn, vượt xa kế hoạch và tăng trưởng mạnh mẽ so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo thống kê, tổng diện tích thả nuôi thủy sản toàn tỉnh ước đạt 5.543 ha, đạt 62% kế hoạch và tăng 2% so với cùng kỳ năm ngoái; diện tích nuôi lồng/vèo đạt 2.500 m³, bằng 92,6% so với cùng kỳ; đã thu hoạch 3.997 ha với sản lượng 69.510 tấn, đạt 77,2% kế hoạch và tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái.

Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh Long An cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, tình hình nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh tương đối ổn định, ít xảy ra dịch bệnh, tình hình tiêu thụ thủy sản nuôi có chiều hướng tích cực. Tuy nhiên, ngành cũng khuyến cáo người dân chú ý đến thời tiết và giám sát chặt chẽ dịch bệnh để tránh ảnh hưởng đến sản lượng thu hoạch.

long-an-but-pha-nui-trong-thuy-san
Long An: Bứt phá năng suất nuôi trồng thủy sản trong 6 tháng đầu năm

Lễ hội Tinh hoa đất biển Bình Định 2024: Cá ngừ đại dương làm điểm nhấn

Lễ hội Tinh hoa đất biển Bình Định năm 2024 với chủ đề “Bình Định – Khát vọng biển” sẽ diễn ra từ ngày 11 – 15/7.

Đây là sự kiện giải trí, văn hóa, du lịch và ẩm thực lần đầu tiên tổ chức tại thành phố Quy Nhơn (Bình Định) từ ngày 11 – 15/7. Lễ hội nằm trong chuỗi hoạt động du lịch hè 2024 do tỉnh Bình Định tổ chức từ tháng 6 đến tháng 8/2024.

le-hoi-tinh-hoa-dat-bien-binh-dinh
Lễ hội Tinh hoa đất biển Bình Định 2024: Cá ngừ đại dương làm điểm nhấn

Tại lễ hội, Bình Định sẽ trình diễn mổ phi lê cá ngừ đại dương, giới thiệu nghệ thuật ẩm thực cá ngừ đại dương Bình Định theo phong cách châu Âu, Nhật Bản và Việt Nam. Đồng thời, trong suốt kỳ lễ hội, sẽ có 1.500 suất ăn miễn phí phục vụ người dân và du khách đến tham quan, thưởng thức.

 

Nguồn:

Thủy sản Việt Nam 

Nông Nghiệp Việt Nam

Bình chọn post này

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one