ĐIỂM TIN THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN TUẦN 34

Ngành thủy sản Việt Nam đang không ngừng vươn lên và khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Thành tựu này có được nhờ sự cố gắng không ngừng từ các địa phương, doanh nghiệp và người dân trong việc khai thác tiềm năng, vượt qua thử thách và nâng cao năng lực sản xuất cũng như xuất khẩu. Để cập nhật những tin tức mới nhất về ngành thủy sản trong tuần 34, xin mời quý vị theo dõi thông tin thị trường thủy sản!

Lễ khai mạc VIETFISH 2024 đã chính thức diễn ra

Sáng nay, ngày 21/8/2024, Triển lãm Quốc tế Thủy sản Việt Nam – VIETFISH 2024 đã chính thức được khai mạc tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC) với chủ đề “Thủy sản xuất khẩu cho người Việt”. Sự kiện này đánh dấu 25 năm đồng hành và phát triển cùng ngành thủy sản Việt Nam, tiếp nối thành công của các kỳ triển lãm trước. 

Năm nay, VIETFISH 2024 hấp dẫn hơn 280 đơn vị triển lãm và 496 gian hàng từ Việt Nam và 15 quốc gia khác, trở thành điểm đến lý tưởng cho các doanh nghiệp trong ngành thủy sản. Sự kiện không chỉ tạo ra những kết nối giá trị bền vững mà còn khẳng định chất lượng, vị thế của thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế thông qua các hoạt động giao thương và ký kết hợp đồng.

Trong khuôn khổ VIETFISH 2024, sẽ có chuỗi hội thảo chuyên đề nhằm thúc đẩy phát triển bền vững ngành nuôi trồng và khai thác thủy sản Việt Nam. Những thông tin và định hướng phát triển của ngành sẽ được chia sẻ, góp phần mang lại lợi ích cho các đối tác và khách tham quan.

vietfish-2024
Lễ khai mạc VIETFISH 2024 đã chính thức diễn ra. (Ảnh: VASEP Portal)

>>> Xem thêm: ĐIỂM TIN THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN TUẦN 33

Bà Rịa – Vũng Tàu: Người dân Long Sơn “phất” lên nhờ nuôi lồng bè

Tại xã Long Sơn (TP. Vũng Tàu), nhiều hộ nông dân đã tận dụng lợi thế diện tích mặt nước để phát triển nuôi trồng thủy sản và tiêu thụ sản phẩm, giúp nâng cao đời sống người dân. Mô hình nuôi hàu sữa và cá bớp trên sông Chà Và đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Đời sống ổn định nhờ nuôi hàu sữa

Khu vực cửa sông Chà Và là nơi nuôi hàu nhiều nhất, trong khi đó nghêu lại phổ biến ở cửa sông ven biển Phước Tỉnh, Phước Hải. Hàu sữa Long Sơn được xem là đặc sản của khu vực này, phục vụ thị trường Đông Nam Bộ. 

Ông Nguyễn Công Thức, ở khu 2, xã Long Sơn, chia sẻ rằng với khoảng 2.000m² diện tích bè và gần 60.000 miếng giá thể nuôi hàu sữa, vùng nước tại đây rất phù hợp cho việc nuôi hàu. Trước đây, ông từng nuôi hàu đá nhưng đã chuyển sang nuôi hàu sữa trong 3 năm qua, vì thời gian nuôi ngắn (5 – 6 tháng) so với hàu đá (mất cả năm). Sau hơn 4 tháng nuôi, hàu đã phát triển nhanh với tỷ lệ sống cao, thịt nhiều, dinh dưỡng và chất lượng thơm ngon, rất được thị trường ưa chuộng.

Theo các hộ nuôi, nuôi hàu không tốn kém, kỹ thuật đơn giản, chủ yếu cần công chăm sóc. Giá cả ổn định do được HTX thu mua. Ông Nguyễn Quý Trọng Bình, Giám đốc HTX Thủy sản Như Ý Long Sơn, cho biết thành công của HTX đến từ việc tìm hướng phát triển sản xuất phù hợp và đảm bảo đầu ra. Liên kết giữa nuôi trồng thủy sản và khai thác tiềm năng du lịch giúp nông dân tránh tình trạng bị ép giá, nâng cao giá trị sản phẩm, lợi nhuận và hiệu quả sản xuất.

 

ba-ria-vung-tau-nong-dan-long-son-kha-len-nho-nuoi-long-be
Người dân Long Sơn “phất” lên nhờ nuôi lồng bè. (Ảnh: Báo Dân Việt)

>>> Xem thêm: ĐIỂM TIN THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN TUẦN 32 

Long An: Đánh giá tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng tại huyện Mộc Hóa

Ngày 20/8, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Lâm đã dẫn đầu đoàn công tác kiểm tra tình hình chuyển đổi đất trồng lúa sang nuôi tôm thẻ chân trắng tại huyện Mộc Hóa. Cùng tham gia có lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Sở Tài nguyên và Môi trường.

Trong những năm qua, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản nhằm xử lý nghiêm việc đào ao mới để nuôi tôm thẻ chân trắng tại vùng Đồng Tháp Mười. Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023, khoảng 70% diện tích nuôi chỉ đạt huề vốn hoặc thua lỗ, trong khi 30% còn lại có lợi nhuận nhưng không đáng kể. Nguyên nhân chủ yếu là do dịch bệnh gia tăng, giá vật tư leo thang và giá tôm thương phẩm giảm.

Trước tình hình này, ông Nguyễn Minh Lâm yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND các huyện, thị xã theo dõi sát sao tình hình nuôi tôm thẻ tại các huyện vùng Đồng Tháp Mười. Cần tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến việc chuyển đổi từ đất trồng lúa sang nuôi tôm thẻ, khoan giếng lấy nước mặn cũng như công tác bảo vệ môi trường. Đối với những trường hợp đào ao mới không đúng quy định, phải kiên quyết xử lý và khôi phục lại trạng thái ban đầu.

long-an-kiem-tra-tinh-hinh-nuoi-tom-the-chan-trang-huyen-moc-hoa
Đánh giá tình trạng nuôi tôm thẻ chân trắng tại huyện Mộc Hóa. (Ảnh: Tạp chí Thủy sản Việt Nam)

>>> Xem thêm: ĐIỂM TIN THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN TUẦN 31 

Quảng Ngãi: Giám sát công tác quản lý thủy sản tại huyện Mộ Đức

Đoàn giám sát của HĐND tỉnh đã tiến hành giám sát việc thực hiện chính sách và pháp luật về quản lý nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy sản giai đoạn 2020 – 2023 tại huyện Mộ Đức. Đoàn do Trưởng ban Kinh tế – Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Thị Phương Thảo dẫn đầu đã làm việc với huyện vào sáng 20/8.

Theo báo cáo của UBND huyện Mộ Đức, toàn huyện hiện có 306 tàu cá với tổng công suất gần 5.400CV. Trong đó 234 tàu có chiều dài dưới 6m. Sản lượng thủy sản khai thác đạt trên 4.000 tấn/năm. Huyện có 73 cơ sở chế biến nước mắm truyền thống, trong đó 14 cơ sở đã đăng ký kinh doanh. Với sản lượng chế biến năm 2023 đạt gần 86 nghìn lít.

quang-ngai-giam-sat-linh-vuc-quan-ly-thuy-san-o-mo-duc
Giám sát công tác quản lý thủy sản tại huyện Mộ Đức. (Ảnh: Tạp chí Thủy sản Việt Nam)

Đối với lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nước mặn và lợ. Tổng diện tích thả nuôi dao động từ 332 – 351ha/năm, sản lượng đạt từ 3.600 – 3.700 tấn. Các đối tượng nuôi chủ yếu là tôm thẻ chân trắng và ốc hương. Diện tích hồ thủy lợi được tận dụng cho nuôi trồng thủy sản là 157ha. Bao gồm các hồ Hóc Mít, Mạch Điểu, Hóc Sầm, Ông Tới và Đá Bàn. Huyện có 186 cơ sở nuôi trồng thủy sản. Trong đó 148 cơ sở nuôi nước mặn, lợ và 38 cơ sở nuôi nước ngọt.

Giai đoạn 2020 – 2023, các cơ quan chuyên môn đã triển khai mô hình nuôi ốc bươu đen và cá chạch đồng thương phẩm. Với tổng kinh phí trên 237 triệu đồng. Trong đó ngân sách Nhà nước hỗ trợ hơn 144 triệu đồng. Đồng thời, phối hợp với Trung tâm Giống tỉnh thực hiện 2 mô hình nuôi thử nghiệm hải sâm kết hợp với ốc hương trong ao và nuôi thử nghiệm ốc hương kết hợp với cá măng, cá dìa.

Đoàn giám sát đã thực tế kiểm tra việc thực hiện chính sách và pháp luật về quản lý nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy sản tại một số cơ sở sản xuất nước mắm truyền thống và hạ tầng nuôi trồng thủy sản ở xóm A (Đức Lợi); khu nuôi trồng thủy sản của Công ty TNHH Đầu tư Thái Phát Hưng (Đức Chánh); Trạm thực nghiệm sản xuất giống thủy sản nước lợ và hạ tầng nuôi trồng thủy sản của một số hộ dân (Đức Phong); và nuôi trồng thủy sản tại hồ chứa nước Hóc Sầm, Hóc Mít (Đức Phú).

Đoàn giám sát sẽ tổng hợp các kiến nghị từ địa phương, ngư dân và các hộ nuôi trồng ở huyện Mộ Đức, để báo cáo đầy đủ kết quả giám sát cho Thường trực HĐND tỉnh xem xét và quyết định theo quy định.

>>> Xem thêm: ĐIỂM TIN THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN TUẦN 30

Tài liệu tham khảo:

Báo Dân Việt

Tạp chí Thủy sản Việt Nam

VASEP Portal – Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam

5/5 - (2 votes)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

All in one