[Hướng dẫn] Cách ủ sắn tươi cho lợn thành công ngay từ lần đầu

Cách ủ sắn tươi cho lợn bao gồm 4 bước: chuẩn bị nguyên liệu, định lượng nguyên liệu, trộn và ủ nguyên liệu, bảo quản. Thực hiện theo kỹ thuật ủ củ sắn tươi này sẽ giúp bà con ủ chua thức ăn cho gia súc, gia cầm dễ dàng tại nhà. 

Việt Nam sở hữu khí hậu nóng ẩm lý tưởng cho sự phát triển của nhiều loại nông sản và thực phẩm phục vụ chăn nuôi. Tuy nhiên, do tính chất theo mùa, các loại thực phẩm cần được bảo quản lâu dài. Để giải quyết vấn đề này, nông dân Việt Nam đã phát triển một số phương pháp chế biến nông sản, như ủ chua và lên men vi sinh, mang lại nhiều lợi ích bất ngờ. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bà con cách ủ sắn tươi cho lợn, giúp tăng cường sức khỏe cho đàn vật nuôi và nâng cao giá trị dinh dưỡng của thức ăn.

Vì sao cần ủ chua củ sắn tươi làm thức ăn cho lợn?

Củ sắn tươi chứa nhiều nước, tinh bột và một lượng lớn chất độc (axit xyanhidric HCN), làm cho việc bảo quản trở nên khó khăn và hàm lượng dinh dưỡng. Đặc biệt là protein, khá thấp. Quá trình chế biến củ sắn thành bột khô thường gặp trở ngại khi thời tiết không thuận lợi. Tuy nhiên, cách ủ sắn tươi cho lợn với các phụ gia không chỉ giúp nâng cao giá trị dinh dưỡng của thức ăn. Mà còn loại bỏ độc tố. Khiến gia súc ăn ngon hơn, phát triển nhanh hơn và tạo ra nguồn thức ăn bổ sung chất lượng cao.

Quá trình ủ chua và lên men giúp dự trữ nguồn thức ăn cho những thời điểm khan hiếm như vụ đông – xuân, khi có mưa lũ, ngập úng hoặc hạn hán. Bên cạnh đó, bà con còn có thể tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp như lá, thân cây, dây khoai và thân cây chuối để nuôi bò, lợn, mang lại lợi ích kinh tế cao.

cach-u-san-tuoi-cho-lon-1
Củ sắn tươi chứa nhiều nước, tinh bột. (Ảnh sưu tầm)

>>> Xem thêm: [Hướng Dẫn] Cẩm nang cách ủ cám gạo cho heo trọn bí quyết

Điều kiện để nào để cách ủ sắn tươi cho lợn thành công?

Mặc dù mỗi loại nông sản có các bước thực hiện riêng. Nhưng để ủ chua thành công, cần đảm bảo các điều kiện cơ bản sau:

Các điều kiện cần có khi ủ củ sắn tươi

  • Thùng chứa và hố ủ cần đạt tiêu chuẩn: Thùng ủ phải chắc chắn, có kích thước đủ lớn và chống thấm tốt để ngăn nước bên ngoài xâm nhập. Đối với hố ủ, bề mặt nên láng mịn, tốt nhất là lát gạch men. Để nén thức ăn chặt hơn và tối ưu hóa diện tích sử dụng. Sau khi nén, cần che kín miệng thùng và hố ủ. Để tránh nước mưa và không khí vào, gây mốc và hư hại sản phẩm.
  • Dù là thức ăn cho vật nuôi, khâu lựa chọn nguyên liệu cũng cần tuân thủ nguyên tắc: rau củ quả phải tươi, chất lượng tốt, không mốc và không thối. Đối với những loại thức ăn có hàm lượng đường cao như khoai lang, khoai tây, củ sắn… không cần thêm rỉ mật đường. Với các loại thực phẩm có tỷ lệ đường thấp hơn. Bà con nên bổ sung rỉ mật. Để thức ăn khi lên men sẽ thơm ngon hơn, kích thích vị giác của vật nuôi.
  • Thức ăn trước khi ủ cần được nghiền nhỏ và có độ ẩm khoảng 60 – 75%. Nếu độ ẩm cao hơn mức này, cần hút bớt nước. Nếu thức ăn quá khô và mất đi độ thơm ngon, có thể pha loãng mật rỉ đường và trộn thêm vào.
  • Quá trình ủ phải được thực hiện nhanh chóng. Để hạn chế không khí lọt vào. Sau đó đậy kín miệng hố ngay. 
  • Thức ăn sẽ đạt chất lượng tốt nhất khi được thu hoạch và ủ chua trong cùng một ngày. Khi cho khối thức ăn vào hố. Bà con hãy nén thật chặt theo từng lớp.
cach-u-san-tuoi-cho-lon-3
Tại Việt Nam có nhiều sắn tươi thích hợp dùng trong chăn nuôi. (Ảnh sưu tầm)

>>> Xem thêm: Cách ủ bã bia cho heo lớn nhanh mới nhất 2024

Cách ủ sắn tươi cho lợn thành công ngay từ lần đầu tiên

Giống như nhiều loại rau củ khác, củ sắn tươi chỉ có thể bảo quản tối đa từ 3 đến 5 ngày. Sau khoảng thời gian này, nếu không được sử dụng, củ sắn sẽ bắt đầu hỏng và chảy nhựa. Không còn khả năng làm thức ăn cho vật nuôi. Vì lý do đó, việc ủ chua củ sắn tươi với các phụ gia như men vi sinh và chế phẩm sinh học (1 kg men cho 200 kg sắn) không chỉ giúp tăng cường hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn. Mà còn kích thích tiêu hóa, nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi. Đồng thời loại bỏ độc tố, giúp vật nuôi ăn ngon và phát triển nhanh chóng. Do đó, bà con nên ưu tiên cách ủ sắn tươi cho lợn để tận dụng tối đa loại củ này.

Nguyên tắc của cách ủ sắn tươi cho lợn

Đảm bảo yếm khí: Ủ chua củ sắn tươi là một phương pháp ủ chua yếm khí. Vì vậy duy trì điều kiện yếm khí là yếu tố quan trọng hàng đầu. Cần giảm thiểu tối đa lượng không khí trong bao ủ và ngăn không cho không khí từ bên ngoài xâm nhập. Nếu không thực hiện đúng, thức ăn ủ có thể bị thối và mốc. Do đó, nên sử dụng bao nilon hai lớp hoặc bể, thùng kín để ủ.

Ngoài ra, cần bổ sung một số phụ gia (bột men) có hàm lượng vật chất khô và đạm cao. Vì củ sắn tươi chứa nhiều nước nhưng lại ít đạm và không thể phơi héo. Một số nguyên liệu có thể sử dụng bao gồm dây lá khoai lang, ngọn lá lạc tươi, bột lá sắn, cám gạo, bột phân gà khô và muối ăn.

Các phụ gia này có nhiệm vụ quan trọng trong việc giảm tỷ lệ nước của thức ăn ủ, cung cấp cơ chất cần thiết cho vi sinh vật phát triển nhanh và cung cấp tinh bột, đường để chuyển hóa thành axit (axit axetic và axit lactic). Nhờ đó, giá trị pH sẽ giảm nhanh và sớm ổn định. Chất lượng của thức ăn ủ chua được đảm bảo và duy trì bền lâu.

cach-u-san-tuoi-cho-lon-2
Khi ủ củ sắn bà con nên đảm bảo yếm khí. (Ảnh sưu tầm)

>>> Xem thêm: [Chia sẻ] Chi tiết cách ủ bã đậu nành cho bò ăn no chóng lớn

Hướng dẫn kỹ thuật ủ củ sắn tươi cho gia súc, gia cầm

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

Nghiền hoặc thái nhỏ củ sắn thật mịn, có thể sử dụng máy băm công nghiệp để đạt kích thước tối ưu. Sau khi thu hoạch, củ sắn cần được rửa sạch và loại bỏ những phần thối, hư hỏng, hoặc già cỗi. Nên tiến hành ủ chua ngay sau khi nghiền nhỏ để đảm bảo chất lượng.

cach-u-san-tuoi-cho-lon-4
Củ sắn tươi được nghiền nát để chuẩn bị đem đi ủ. (Ảnh sưu tầm)

Bước 2: Định lượng nguyên liệu

Cân lượng sắn để xác định các phụ gia cần thiết theo các công thức cụ thể như sau:

  • Công thức 1: 60 – 80 kg củ sắn tươi nghiền nhỏ trộn với dây khoai lang tươi băm nhỏ và thêm 0,5 kg muối hạt.
  • Công thức 2: 60 – 80 kg củ sắn tươi nghiền nhỏ trộn với ngọn lá lạc tươi (không dùng dây lạc phơi héo) và thêm 0,5 kg muối hạt.
  • Công thức 3: 85 kg củ sắn tươi nghiền nhỏ trộn với bột cám gạo, lá sắn phơi khô hoặc bột phân gà khô và thêm 0,5 kg muối hạt.

Bước 3: Trộn và ủ nguyên liệu

Sau khi cân đúng định lượng, nghiền nát và trộn đều các nguyên liệu bằng xẻng hoặc nhào tay. Muối ăn cần được phân bố đồng đều để tránh tình trạng mặn nhạt. Nên trộn muối vào phụ gia như lá lạc và dây khoai lang băm nhỏ trước khi kết hợp với bột sắn tươi.

Nguyên liệu có thể cho vào túi nilon, bể hoặc thùng chứa. Tuy nhiên, để đảm bảo điều kiện yếm khí tốt nhất, bà con nên sử dụng túi ủ hai lớp. Để hạn chế không khí xâm nhập và tiết kiệm chi phí. Việc ủ trong túi cũng thuận lợi cho quá trình lấy thức ăn.

Lưu ý rằng dù ủ ở đâu cũng cần nén chặt, đậy nắp hoặc buộc kín miệng túi. Để hạn chế tiếp xúc với không khí và phải đẩy hết không khí ra ngoài trước khi buộc miệng bao.

Bước 4: Bảo quản

Chọn nơi ủ thoáng mát, khô ráo, tránh chuột, bọ và gián cắn thủng bao. Không nên mở nắp chứa thức ăn trước khi quá trình ủ hoàn tất. 

Trong 1-2 ngày đầu, bà con cần kiểm tra thường xuyên các miệng bao ủ và nắp bể chứa. Nếu phát hiện không khí lọt vào nhiều, cần xử lý ngay để tránh hư hại thức ăn.

>>> Xem thêm: [Bí quyết] Cách ủ cây chuối cho lợn để lâu không hỏng là gì?

Cách dùng sắn ủ chua để làm thức ăn chăn nuôi

Kỹ thuật ủ củ sắn tươi để sản xuất thức ăn chăn nuôi là phương pháp chung. Mà bà con có thể áp dụng cho nhiều loại gia súc, gia cầm và thủy hải sản. Vì vậy, cách ủ sắn tươi cho cá, cho gà hay bã sắn cho heo bò cũng tương tự như công thức này.

Đối với công thức ủ sắn với bột cám gạo và muối. Sau khoảng nửa tháng, sản phẩm đã có thể sử dụng làm thức ăn cho vật nuôi. Nếu ủ với bột phân gà và muối, thời gian sử dụng sẽ kéo dài khoảng 1 tháng. Còn nếu ủ củ sắn tươi với dây lạc hoặc dây khoai lang. Sau khoảng 20 ngày là có thể đưa vào khẩu phần ăn.

Củ sắn ủ chua thành công có thể bảo quản trong khoảng 5 – 7 tháng (ít nhất 4 tháng) mà vẫn giữ được chất lượng. Thành phẩm có thể sử dụng trực tiếp mà không cần nấu chín, giúp giữ lại độ thơm ngon và các vitamin cùng dinh dưỡng.

Đối với lợn nái và lợn thịt (trọng lượng từ 50kg trở lên), nên cho ăn khoảng 2 – 3 kg/ngày. Lợn nhỡ (25 – 35 kg) có thể sử dụng 1 – 2 kg mỗi ngày. Đối với trâu bò trưởng thành cần tăng cân, lượng thức ăn nên là 2 – 3 kg/ngày kèm theo cỏ, rơm và cây ngô. Việc cho trâu bò ăn sắn ủ chua sẽ kích thích tiêu hóa. Giúp chúng ăn ngon, lớn nhanh và có thịt săn chắc.

cach-u-san-tuoi-cho-lon-5
Sắn tươi ủ chua được dùng làm thức ăn cho lợn. (Ảnh sưu tầm)

>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách ủ men vi sinh đơn giản và hiệu quả

Mua men vi sinh ủ sắn tươi cho lợn ở đâu tại TPHCM?

Trên đây là một số kỹ thuật ủ củ sắn tươi cùng cách ủ chua một số loại thực phẩm để làm thức ăn chăn nuôi. Bà con có thể áp dụng tại nhà để tận dụng và chủ động nguồn thức ăn cho vật nuôi của mình. Trong trường hợp cần mua men vi sinh ủ sắn tươi hoặc hóa chất xử lý chuồng trại nuôi, bà con liên hệ Hotline 0965.025.702 của Khai Nhật – Đơn vị uy tín chuyên phân phối thức ăn và giải pháp xử lý nước uy tín trên thị trường. 

Lý do bà con nên mua hàng tại Khai Nhật:

  • Đầy đủ mã lưu hành
  • Nhập khẩu trực tiếp từ nhà sản xuất
  • Chất lượng vượt trội
  • Giá thành cạnh tranh
  • Chính sách hỗ trợ đặc biệt cho trại giống và đại lý

>>> Xem thêm sản phẩm:

5/5 - (6 votes)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

All in one