Khôi phục nhanh chóng nuôi thủy sản lồng bè sau bão số 3 (bão Yagi)

Bão số 3 (Bão Yagi) đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho hàng ngàn lồng bè nuôi thủy sản tại các tỉnh Quảng Ninh và Hải Phòng. Để khắc phục tình hình, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã đưa ra các biện pháp phục hồi cụ thể cho nuôi thủy sản lồng bè sau mưa bão.

khac-phuc-sau-bao-so-3-1
Bão số 3 đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho hàng ngàn lồng bè nuôi thủy sản. (Ảnh: sưu tầm)

Đối với lồng bè bị hư hại nhưng còn khả năng phục hồi

Nếu hệ thống lồng bè chỉ bị hư hại nhẹ, thủy sản nuôi vẫn bình thường. Bà con hãy thực hiện các bước sau:

  • Kiểm tra và sửa chữa: Kiểm tra và gia cố hệ thống dây neo, phao, lồng lưới để đảm bảo an toàn cho sản xuất trở lại.
  • Dọn dẹp: Vớt cá chết và rác thải, xử lý đúng quy định.
  • Di chuyển lồng bè: Đưa lồng bè về vùng nuôi nếu đã phải di chuyển trước bão. Nếu loài nuôi đã đạt kích cỡ thương phẩm, tiến hành thu hoạch sớm để giảm thiệt hại. Theo dõi thường xuyên các yếu tố môi trường như thủy triều, mức nước, và nhiệt độ từ 25 – 30 độ C; pH từ 6,5 – 8,0; oxy hòa tan ≥ 4mg/l.
  • Sử dụng vôi: Treo túi vôi (15 – 20kg/túi) quanh các góc lồng nuôi để ổn định môi trường nước. Phòng ngừa bệnh tật.
  • Cho tôm cá ăn từ từ: Sau 1 – 2 ngày bão tan, khi sức khỏe loài nuôi ổn định, tiến hành cho ăn lại từ từ, tăng dần khẩu phần. Cần bổ sung men vi sinh, vitamin B1, B3, B6 để tăng sức đề kháng.
  • Phòng bệnh: Theo dõi sức khỏe động vật nuôi. Nếu môi trường không thuận lợi, hãy sử dụng máy bơm hoặc máy thổi khí để tăng oxy, giảm thức ăn và tiến hành san thưa. Bà con nên bổ sung thêm men vi sinh trộn vào thức ăn hàng ngày cho tôm cá, các loại vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho thủy sản. 
khac-phuc-sau-bao-so-3-2
Kiểm tra và gia cố hệ thống dây neo, phao, lồng lưới để đảm bảo an toàn cho sản xuất trở lại. (Ảnh: sưu tầm)

>>> Xem thêm: 4 Lưu ý khi sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Khôi phục lồng bè nuôi thủy sản bị thiệt hại hoàn toàn

Đối với các lồng bè nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại nặng nề, như nhà ở, khung lồng bị gãy, lưới rách và vật nuôi bị cuốn trôi hoặc chết hoàn toàn. Bà con cần thực hiện các bước sau:

  • Thu gom và phân loại: Tiến hành thu gom toàn bộ lồng bè hư hỏng để phân loại và tận dụng những vật dụng còn có thể sử dụng. Cần tránh để rác thải nổi trên biển, gây ô nhiễm môi trường.
  • Xử lý vật nuôi chết: Vật nuôi bị chết cần được thu gom và xử lý kịp thời, nhằm ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh và ô nhiễm môi trường xung quanh.

Khẩn trương khôi phục khu vực nuôi thủy sản sau bão

Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã gửi văn bản đến UBND các tỉnh như Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, yêu cầu khẩn trương triển khai các giải pháp khôi phục sản xuất sau bão, với những nội dung cụ thể:

  • Xử lý rác thải: Tổ chức thu gom và xử lý rác thải, chất thải, và thủy sản chết theo quy định. Nhằm đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường và ngăn chặn dịch bệnh tại vùng nuôi trồng bị ảnh hưởng bởi bão số 3. Đặc biệt là khu vực nuôi trồng trên biển.
  • Đánh giá thiệt hại: Thực hiện thống kê và đánh giá tình hình thiệt hại. Tổng hợp nhu cầu hỗ trợ kịp thời cho người nuôi trồng thủy sản. Cần xây dựng kế hoạch và giải pháp khôi phục phù hợp với điều kiện địa phương, bao gồm sản xuất, cung cấp con giống, thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường và vật tư đầu vào.
  • Hướng dẫn kỹ thuật: Cung cấp hướng dẫn về kỹ thuật phục hồi và chăm sóc sức khỏe cho đàn thủy sản còn lại sau bão. Đồng thời hướng dẫn các cơ sở nuôi trồng tu sửa và khôi phục hệ thống lồng bè bằng vật liệu thân thiện với môi trường, có khả năng chống chịu điều kiện khắc nghiệt.
  • Giám sát môi trường: Tập trung quan trắc và giám sát môi trường tại các vùng nuôi trồng bị ảnh hưởng bởi bão, kịp thời chuyển tải thông tin và khuyến cáo hỗ trợ cho ngư dân trong quá trình nuôi trồng thủy sản.
  • Theo dõi thời tiết: Thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết và hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa, trị bệnh cho động vật thủy sản.
khac-phuc-sau-bao-so-3-3
Tiến hành thu gom toàn bộ lồng bè hư hỏng. (Ảnh: sưu tầm)

>>> Xem thêm: Bí quyết khử phèn ao tôm đơn giản và tiết kiệm nhờ EDTA

Nên mua men vi sinh chất lượng cho tôm cá ở đâu tại TPHCM?

Việc khôi phục lồng bè nuôi trồng thủy sản sau bão là một quy trình cần thiết để đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành thuỷ sản. Các biện pháp thu gom, xử lý rác thải và vật nuôi chết không chỉ giúp bảo vệ môi trường. Mà còn ngăn chặn dịch bệnh. Sự hỗ trợ kịp thời từ các cơ quan chức năng, cùng với việc áp dụng các kỹ thuật phục hồi hiện đại, sẽ tạo điều kiện cho ngư dân nhanh chóng ổn định sản xuất. Bà con có thể tìm mua các giải pháp xử lý nước tại Khai Nhật. Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực cung cấp thức ăn thủy sản và giải pháp xử lý nước. Khai Nhật tự hào mang đến cho bà con những sản phẩm chất lượng, có đầy đủ giấy tờ nguồn gốc xuất xứ.

Liên hệ ngay với Khai Nhật qua Hotline 0965.025.702 để được chuyên gia thủy sản tư vấn sớm nhất nhé!

Lý do bà con nên mua hàng tại Khai Nhật:

  • Đầy đủ mã lưu hành
  • Nhập khẩu trực tiếp từ nhà sản xuất
  • Chất lượng vượt trội
  • Giá thành cạnh tranh
  • Chính sách hỗ trợ đặc biệt cho trại giống và đại lý

>>>Xem thêm sản phẩm

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one