Thuốc tím KMnO4 có độc không là vấn đề được rất nhiều bà con nuôi tôm quan tâm. Câu trả lời là KMnO4 sẽ ảnh hưởng đến tôm nếu bà con không biết thời điểm và cách sử dụng đúng đắn.
Thuốc tím (KMnO4) là một hợp chất hóa học phổ biến, được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, trong đó có nuôi trồng thủy sản. Nhờ vào khả năng oxy hóa mạnh mẽ, thuốc tím mang lại lợi ích trong việc xử lý nước ao nuôi, phòng và điều trị bệnh cho tôm cá.
Bài viết này sẽ cung cấp cho bà con câu trả lời chi tiết về thuốc tím KMnO4 có độc không và những điều cần lưu ý khi sử dụng.
Thuốc tím KMnO4 là gì? Thuốc tím KMnO4 có độc không?
Thuốc tím KMnO4 là gì?
Kali permanganat (KMnO4) là một hợp chất vô cơ dạng rắn, có màu tím đen và ánh kim. Với công thức hóa học KMnO4, chất này được gọi là kali permanganat. Đây là một chất oxy hóa mạnh, có khả năng phản ứng với nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ như cồn, formaldehyde, arsenite, iodine, than hoạt tính, H2O2, và nhiều chất khác. Khi nhiệt độ vượt quá 200°C, KMnO4 có thể phân hủy, dẫn đến nguy cơ cháy hoặc nổ khi tiếp xúc với các chất hữu cơ. Kali permanganat hòa tan trong nước với tỷ lệ khoảng 6,4g/100g nước. (Nguồn: wikipedia)
KMnO4 được ứng dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất, bao gồm: tẩy uế, khử trùng, rửa vết thương, khử trùng nước, tẩy màu vải, loại bỏ chất béo và tinh bột, khử trùng trong ngành dược phẩm, định lượng nhiều chất trong hóa học phân tích, và quản lý tảo trong nuôi trồng thủy sản.
Trong ngành nuôi trồng thủy sản, KMnO4 có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, nấm, tảo và ngay cả virus gây bệnh cho tôm cá. Cơ chế hoạt động của thuốc tím KMnO4 là oxy hóa màng tế bào và phá hủy các enzyme quan trọng của các tác nhân gây bệnh. Từ đó khiến chúng chết hoặc không thể sinh sản. Việc sử dụng liều lượng kali permanganat thích hợp còn giúp tăng nồng độ oxy hòa tan (DO) và giảm lượng chất hữu cơ trong ao nuôi.
>>> Xem thêm: 3 Cách sử dụng thuốc tím cho cá hiệu quả lên đến 100%
Thuốc tím KMnO4 có độc không?
Thuốc tím có công dụng khử trùng, sát khuẩn cho ao nuôi tôm rất tốt. Liệu thuốc tím KMnO4 có độc không?
Có rất nhiều chuyên gia thủy sản đưa ra lời khuyên rằng bà con nên hạn chế sử dụng thuốc tím KMnO4 trong ao nuôi có tôm (trong quá trình đang nuôi). Vì khi vào nước, KMnO4 sẽ kết hợp với nước tạo ra MnO2 gây độc cho tôm. Nên sử dụng KMnO4 đúng liều lượng và hướng dẫn chứ không nên lạm dụng chất này.
Vậy khi nào dùng thuốc tím KMnO4 cho ao nuôi được? Mời bà con đọc phần tiếp theo của bài viết để có câu trả lời nhé!
>>> Xem thêm: Sự thật bất ngờ về tác dụng của thuốc tím KMnO4 Ấn Độ đối với tôm cá
Tổng hợp các câu hỏi phổ biến khi sử dụng thuốc tím KMnO4 cho thủy sản
Hỏi: Khi nào cần dùng và nên lưu ý gì khi sử dụng thuốc tím (KMnO4) để xử lý ao nuôi tôm?
(anh Nguyễn Thanh, tỉnh Bạc Liêu)
Trả lời:
Khi sử dụng KMnO4 để sát trùng nước ao nuôi tôm, thời điểm thường được chọn là đầu và cuối vụ nuôi. Điều này là do KMnO4 khi kết hợp với nước sẽ tạo ra MnO2, có thể gây độc cho tôm. Việc sử dụng thuốc tím trong ao nuôi sẽ giúp diệt tảo nhưng cũng có thể gây thiếu oxy. Vì vậy cần tăng cường sử dụng quạt. Để diệt khuẩn, nên dùng liều lượng từ 2 – 4 mg/l. Tùy thuộc vào mức độ chất hữu cơ trong nước. Đối với việc diệt virus, liều khuyến nghị là 50 mg/l hoặc cao hơn.
Thuốc tím có tính oxi hóa mạnh và dễ bị phân hủy khi pha thành dung dịch, nên cần sử dụng ngay sau khi pha chế. Việc bảo quản ở dạng lỏng không nên kéo dài quá 24 giờ và cần tránh nhiệt độ cao. Cũng như ánh nắng trực tiếp. Khi sử dụng với liều cao (>10 ppm), lượng mangan oxit (MnO) tạo ra sẽ rất lớn và có thể gây độc cho tôm cá.
Ngoài ra, thuốc tím có tính đối kháng với một số hợp chất như formalin, cồn, arsenite, bromide, iodine, phosphorus, axit sulfuric, sulfur, than hoạt tính, và H2O2. Vì vậy không nên sử dụng chung với các loại thuốc này. Quá trình xử lý có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm cá. Do đó, bà con cần theo dõi tình trạng sức khỏe của chúng sau khi xử lý. Thời gian tối thiểu giữa hai lần xử lý nên là 4 ngày. Hạn chế sử dụng trong ao nuôi đang có tôm. Vì KMnO4 sẽ tạo ra MnO2 khi hòa vào nước, gây độc cho tôm.
>>> Xem thêm: Những điều cần biết về KMNo4 Thuốc tím / Kali Pemanganat
Hỏi: Những biện pháp có thể được thực hiện để tránh hoặc hạn chế hiện tượng phì dưỡng trong ao tôm là gì?
(anh Nguyễn Văn Tuân, tỉnh Hải Dương)
Trả lời:
Để khắc phục và giảm thiểu hiện tượng phì dưỡng. Người nuôi có thể tham khảo một số biện pháp sau:
- Giảm thiểu thay nước: Giữ nước trong ao lâu hơn. Để tạo cơ hội cho lượng nitơ và phospho thoát ra theo quá trình tự nhiên.
- Sử dụng thức ăn chất lượng cao: Điều này giúp giảm thiểu lượng phân và chất thải chuyển hóa.
- Chọn thức ăn có hàm lượng nitơ và phospho thấp: Đảm bảo thức ăn vẫn đạt chất lượng tốt.
- Cho ăn một cách thận trọng: Tránh cho ăn quá mức. Để giảm lãng phí thức ăn và lượng chất thải.
- Khi tháo cạn ao: Giảm tốc độ nước thải đầu ra nhằm ngăn bùn (trầm tích) tái lơ lửng từ đáy ao. Biện pháp này giúp giữ lại các hạt hữu cơ và giảm lượng nitơ, phospho trong nước thải.
- Duy trì hàm lượng oxy hòa tan tốt: Không thả mật độ tôm quá dày và tránh cho ăn quá nhiều. Để ao có thể xử lý hầu hết chất thải.
- Phơi đáy ao và rải vôi: Thực hiện giữa các vụ thu hoạch. Để tạo thuận lợi cho quá trình phân hủy chất hữu cơ.
>>> Xem thêm video:
Mua thuốc tím KMnO4 hàng chính hãng tại TPHCM
Bài viết trên đã giải đáp câu hỏi thuốc tím KMnO4 có độc không và những điều cần lưu ý khi dùng chất này trong nuôi trồng thủy sản. Ngoài tuân theo hướng dẫn sử dụng, việc chọn dùng hàng chính hãng, chất lượng cũng góp phần bảo vệ sức khỏe tôm cá của bạn.
Bà con có thể mua thuốc tím KMnO4 nhập khẩu chính hãng, có đầy đủ giấy tờ kiểm định chất lượng và nguồn gốc tại Khai Nhật. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ cho bà con ngay khi gọi đến Hotline 0965.025.702 của Khai Nhật!
Lý do bà con nên mua hàng tại Khai Nhật:
- Đầy đủ mã lưu hành
- Nhập khẩu trực tiếp từ nhà sản xuất
- Chất lượng vượt trội
- Giá thành cạnh tranh
- Chính sách hỗ trợ đặc biệt cho trại giống và đại lý
>>> Xem thêm bài viết: