Bệnh đầu vàng trên tôm có biểu hiện gì? Có trị được không?

Bệnh đầu vàng trên tôm có các biểu hiện như tôm ăn nhiều 1 – 2 ngày đầu nhưng bỏ ăn vào những ngày sau; thân tôm nhợt nhạt nhưng phần đầu và mang tôm chuyển vàng…Bệnh đầu vàng trên tôm đã xuất hiện từ lâu nhưng chỉ gần đây mới cách trị và ngăn ngừa bệnh. 

Bệnh đầu vàng (YHD) là một căn bệnh nguy hiểm, thường gặp ở tôm sú, tôm thẻ chân trắng và nhiều loại tôm biển khác. Bệnh thường bùng phát trong thời gian giao mùa, đặc biệt là ở các vùng nuôi ven biển có độ mặn cao. Khi tôm bị nhiễm bệnh, chúng có thể chết hàng loạt trong thời gian ngắn, dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng cho năng suất vụ nuôi. Vì vậy, người nuôi tôm cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh đầu vàng một cách kịp thời.

Biểu hiện lâm sàng của bệnh đầu vàng trên tôm

  • Bệnh đầu vàng trên tôm thường gây thay đổi màu sắc, có màu vàng hoặc nâu xuất hiện ở vùng mang và phần đầu ngực. Phần giáp đầu ngực có dấu hiệu phồng lên, trong khi toàn thân tôm trở nên nhợt nhạt và có hiện tượng sưng ở tuyến tiêu hóa. Cần lưu ý rằng các triệu chứng này có thể không rõ ràng và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác.
  • Kết quả xét nghiệm tế bào máu cho thấy các nhân tế bào hồng cầu bị thoái hóa, kết lại hoặc bị phá hủy thành mảnh. Trong khi đó, kết quả từ xét nghiệm mô bệnh học cho thấy hiện tượng hoại tử trong tế bào, sự xuất hiện của các thể vùi trong tế bào chất, nhân tế bào bị thoái hóa nặng, và các tế bào như bạch huyết, gan tụy, mang… bị phân mảnh không đồng nhất.
  • Bệnh tôm đầu vàng YHD khiến tôm ăn nhiều trong vài ngày đầu, nhưng sau đó hầu hết tôm trong ao sẽ ngừng ăn. Khoảng 1-2 ngày sau, tôm sẽ bơi lờ đờ, không có định hướng, thường dạt vào bờ và chết. Bệnh này gây ra tỷ lệ chết rất cao, có thể lên đến 100% chỉ trong khoảng 3 – 5 ngày sau khi nhiễm bệnh.
benh-dau-vang-tren-tom
Tôm thường có màu vàng hoặc nâu ở vùng mang và đầu. (Ảnh sưu tầm)

>>> Xem thêm: Men vi sinh dạng bột cho tôm nào tốt? So sánh men vi sinh dạng bột và dạng lỏng 

Nguyên nhân gây bệnh đầu vàng trên tôm

Tác nhân gây bệnh đầu vàng trên tôm là hai loại virus: Yellowhead virus (YHV) và Gill-associated virus (GAV). YHV là một virus hình que với kích thước khoảng 44 x 173 nm. Nhân virus có đường kính gần 15 nm và chiều dài khoảng 800 nm. Virus gây bệnh YHD thuộc nhóm virus ARN trong họ Roniviridae, có đặc điểm tương tự như họ Rhabdoviridae và nhóm virus dạng sợi của họ Paramyxoviridae. (Nguồn: National Institutes of Health (NIH))

Khi YHV xâm nhập vào cơ thể tôm, nó sẽ tấn công các mô có nguồn gốc ngoại bì và trung bì, bao gồm các cơ quan lympho, tế bào máu, mô huyết cầu, phiến mang, mô liên kết, ruột, tuyến sinh dục, tuyến ăng-ten, vùng thần kinh và hạch. Quá trình tấn công vào tuyến gan tụy dẫn đến hiện tượng phần đầu tôm nhiễm YHV có màu vàng thay vì màu nâu sẫm như bình thường.

benh-dau-vang-tren-tom (2)
Nguyên nhân bệnh đầu vàng tôm do 2 loại Yellowhead virus (YHV) và Gill-associated virus (GAV). (Ảnh sưu tầm)

>>> Xem thêm: Cách phân biệt men vi sinh và men tiêu hóa cho tôm

Cách chẩn đoán bệnh đầu vàng trên tôm

Bệnh đầu vàng trên tôm rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác do các biểu hiện của bệnh. Để phát hiện bệnh kịp thời, bà con có thể tham khảo cách chẩn đoán sau: 

  • Theo dõi thường xuyên sự phát triển của tôm. Nếu phát hiện dấu hiệu bệnh bất thường, cần xử lý ngay và tiến hành thu hoạch càng sớm càng tốt để giảm thiểu thiệt hại.
  • Các triệu chứng lâm sàng có thể nhận thấy bao gồm tôm ăn nhiều bất thường, sau đó đột ngột ngừng ăn và chết trong khoảng 2 đến 4 ngày. Tôm bị bệnh thường tập trung ở rìa ao hoặc gần mặt nước, với toàn thân có màu nhợt nhạt, phần giáp đầu ngực chuyển sang màu vàng.
  • Có thể kiểm tra tế bào gan tụy, tế bào máu, cơ quan lympho, ruột, mang, tuyến ăng-ten và mô liên kết của tôm. Nếu thấy các thể vùi trong tế bào chất, nhân tế bào co rúm hoặc vỡ thành nhiều mảnh, điều này cho thấy tôm đã mắc bệnh.
  • Bệnh đầu vàng trên tôm YHD có thể được chẩn đoán thông qua phương pháp RT-PCR.(Nguồn: National Institutes of Health (NIH))
benh-dau-vang-tren-tom (3)
Chẩn đoán bệnh đầu vàng trên tôm bằng test RT-PCR. (Ảnh sưu tầm)

>>> Xem thêm: 2 Dòng men vi sinh cho tôm sung – vỏ chắc – thịt đầy

Con đường lây lan bệnh đầu vàng trên tôm

Bệnh đầu vàng trên tôm YHD thường lây truyền theo chiều ngang thông qua đường ăn thịt đồng loại hoặc qua nước, và có thể lây nhiễm sang trứng. Tôm mang virus YHV cũng có khả năng phát tán virus vào nước, gây bệnh cho toàn bộ ao. Ngoài ra, YHD có thể lây truyền theo chiều dọc, tức là từ tôm cha mẹ sang tôm con. Virus YHV vẫn có khả năng lây nhiễm ngay cả sau khi tồn tại trong nước trong 72 giờ.

Tôm sú bắt đầu mẫn cảm với YHV từ giai đoạn hậu ấu trùng (PL15). Các loài tôm khác có thể nhiễm bệnh ở nhiều giai đoạn khác nhau, nhưng thường xảy ra từ 40 đến 70 ngày tuổi. Tỷ lệ chết có thể lên tới 100% chỉ trong từ 3 – 5 ngày kể từ khi xuất hiện các dấu hiệu bệnh lý.

benh-dau-vang-tren-tom (4)
Bệnh lây qua đường ngang tôm khỏe ăn tôm bệnh. (Ảnh sưu tầm)

>>> Xem thêm: 4 Lưu ý khi sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Cách xử lý ao bị bệnh tôm đầu vàng

Theo dõi định kỳ sự phát triển của tôm. Nếu phát hiện dấu hiệu bệnh, tốt nhất là tiến hành thu hoạch ngay. Nếu tôm còn quá nhỏ, cần xử lý nước ao nuôi tôm trước khi tháo bỏ.

Đối với những con tôm bệnh được vớt khỏi ao, phương pháp hiệu quả nhất là tiêu hủy chúng bằng cách chôn hoặc đốt. Nước từ ao có tôm bệnh không được xả ra môi trường mà phải được xử lý bằng vôi nung hoặc clorua vôi trước. Nên diệt trừ các loài giáp xác mang mầm bệnh trong ao, nạo vét đáy ao, và bón vôi. Sau đó, phơi ao từ 5 đến 7 ngày trước khi cấp nước vào ao để chuẩn bị cho vụ nuôi mới. Nước cũng cần được xử lý để loại bỏ nguy cơ tồn tại của các sinh vật mang virus bằng cách thêm 20-30 ppm chlorine.

Virus có thể bị bất hoạt trong nước hoặc trên dụng cụ bằng cách đun nóng ở 60°C trong 15 phút, hoặc xử lý bằng chlorine với nồng độ 30 ppm.

benh-dau-vang-tren-tom (5)
Xử lý ao nuôi đang nhiễm bệnh đầu vàng trên tôm. (Ảnh sưu tầm)

>>> Xem thêm: 5 Lý do bà con tin dùng Chlorine Aquafit 70 xử lý nước

Men vi sinh TechnoCare 200 – Giải pháp trị bệnh đầu vàng trên tôm

Men vi sinh TechnoCare 200 là sản phẩm độc quyền được phát triển bởi Tập đoàn Biochem (Đức), chứa hai chủng vi sinh vật vượt trội: Bacillus coagulans (≥ 2 x 10^9 CFU/g) và Bacillus licheniformis (≥ 8 x 10^9 CFU/g). Với thành phần này, TechnoCare 200 không chỉ giúp cải thiện sức khỏe tôm. Mà còn mang lại nhiều lợi ích nổi bật trong quá trình nuôi trồng.

Điểm vượt trội của men vi sinh TechnoCare 200

  • Diệt vi khuẩn Gram âm là nguyên nhân chính gây ra bệnh đầu vàng, hoại tử cơ, đường ruột và gan tụy.
  • Tăng cường vi khuẩn có lợi, giúp phát triển hệ vi sinh vật, tạo môi trường sống thuận lợi cho tôm.
  • Giảm tỷ lệ FCR,  tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi thức ăn.
  • Giúp làm sạch đáy ao bằng cách phân hủy cặn bã, giữ cho ao nuôi luôn trong lành.
  • Ổn định màu nước và khử các khí độc hại.
benh-dau-vang-tren-tom
TechnoCare 200 có khả năng trị bệnh đầu vàng trên tôm.

>>> Xem thêm: TechnoCare 200 – Men vi sinh cho vật nuôi

Vì sao bà con nên chọn men vi sinh TechnoCare 200?

Men vi sinh TechnoCare 200 là lựa chọn hàng đầu cho bà con nuôi tôm. Giúp nâng cao sức khỏe và năng suất nuôi trồng nhờ các lý do sau:

  • Hàng nhập khẩu nguyên seal từ Châu Âu
  • Thành phần nguyên chất, đảm bảo không pha trộn tạp chất.
  • Gói nhỏ tiện lợi 500gram, dễ dàng sử dụng.
  • Hạn dùng lâu dài lên tới 2 năm.

>>> Xem thêm: Aqualisan – Giải pháp khử trùng nước ao nuôi hiệu quả

Phòng ngừa bệnh đầu vàng trên tôm

Cũng như những bệnh do virus khác, bệnh đầu vàng trên tôm rất khó điều trị khi đã bùng phát. Do đó, các biện pháp chuẩn bị và phòng ngừa sự xâm nhập của mầm bệnh. Cùng với tăng cường sức đề kháng cho tôm, là những cách hiệu quả nhất để phòng bệnh.

  • Cần nạo vét và phơi rửa đáy ao thật kỹ trước mỗi vụ nuôi. Ao nuôi nên được rào lưới để ngăn chặn các loài giáp xác trung gian mang mầm bệnh vào trong. Nước cấp vào ao phải được xử lý và diệt trùng đúng thời gian quy định.
  • Lựa chọn con giống chất lượng, khỏe mạnh và không nhiễm bệnh.
  • Trong quá trình nuôi tôm, cần bổ sung men vi sinh để xử lý nước ao, tạo ra hệ vi sinh có lợi cho tôm và kìm hãm các mầm bệnh. Cùng những yếu tố môi trường bất lợi như chất thải dư thừa, khí độc tích tụ trong ao. Cũng cần thường xuyên bổ sung khoáng chất thiết yếu và vitamin. Đặc biệt là vitamin C, giúp tăng cường sức đề kháng cho tôm.
  • Các yếu tố môi trường như oxy, độ kiềm, pH…cần được duy trì ở mức thích hợp để không gây stress cho tôm và làm suy giảm sức đề kháng. 
  • Sau khi thu hoạch tôm, bùn cát và chất hữu cơ cần được loại bỏ cẩn thận và triệt để. Tránh để mầm bệnh tích tụ dưới đáy ao.
benh-dau-vang-tren-tom (6)
Bổ sung men vi sinh để tăng cường lợi khuẩn của tôm.

>>> Xem thêm: 10 Bệnh thường gặp ở tôm mà bà con không nên bỏ qua

Mua men vi sinh TechnoCare 200 ở đâu chính hãng?

TechnoCare 200men vi sinh vượt trội với công dụng diệt trừ các vi khuẩn gram âm. Là khắc tinh của các bệnh đầu vàng trên tôm, bệnh gan tụy, hoại tử cơ…Hiện nay, TechnoCare 200 đang là sản phẩm được phân phối độc quyền bởi Khai Nhật. Là đối tác lâu năm với Tập đoàn Bio Chem, Khai Nhật đảm bảo mang đến cho bà con những sản phẩm men vi sinh nhập khẩu Đức chất lượng tốt nhất. 

Bà con cần tư vấn về men vi sinh TechnoCare 200 trị bệnh đầu vàng trên tôm? Gọi ngay cho chúng tôi qua Hotline 0965.025.702 nhé! 

Lý do bà con nên mua hàng tại Khai Nhật:

  • Đầy đủ mã lưu hành
  • Nhập khẩu trực tiếp từ nhà sản xuất
  • Chất lượng vượt trội
  • Giá thành cạnh tranh
  • Chính sách hỗ trợ đặc biệt cho trại giống và đại lý

>>> Xem thêm sản phẩm: 

Bình chọn post này

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one