Bảng tin thị trường thủy sản trong và ngoài nước tuần 22 cập nhật những thông tin mới nhất về các biến động của thị trường thủy sản. Mời bà con theo dõi bản tin của Khai Nhật nhé!
Thị trường thủy sản thế giới khan hiếm Vua Hoàng Đế năm 2024
Dự đoán nguồn cung cua hoàng đế sẽ khan hiếm trong năm 2024, chủ yếu do việc đóng cửa hoạt động đánh bắt ở biển Bering. Mặc dù sản lượng khai thác tại Liên bang Nga khá tốt, cua hoàng đế của Nga bị cấm xuất khẩu sang thị trường Bắc Mỹ, khiến nguồn cung chủ yếu dồn về thị trường châu Á. Trong khi đó, nguồn cung cua tuyết khả quan hơn với nhu cầu tiêu thụ khá mạnh.
Dự kiến, nguồn cung cua hoàng đế sẽ rất khan hiếm vào năm 2024, đẩy giá lên cao. Đối với cua tuyết, tình hình nguồn cung sẽ khả quan hơn nhờ sản lượng khai thác ở biển Barents tăng và giảm ở biển Bering. Đồng thời, lượng cua cập cảng ở miền Đông Canada được dự đoán sẽ dồi dào.
Nhu cầu cua đang gia tăng tại thị trường Trung Quốc, cho thấy quốc gia này có thể sớm thống trị thị trường cua toàn cầu. Các nhà cung cấp phương Tây đang chuyển sản phẩm sang Trung Quốc do thị trường châu Âu tương đối yếu. Thị trường Mỹ thiếu nguồn cung từ sản xuất trong nước và hiện đang nhập khẩu nhiều hơn từ Na Uy và Canada.
>>> Xem thêm: ĐIỂM TIN THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN TUẦN 27
Thanh Hóa: Dân làng xúm tay “giải cứu” 4 tấn cá chết cho chủ đầm
Sáng sớm ngày 27/5, ông Vũ Văn Phòng (thôn Mỹ Điền, xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa) tình thấy khoảng 6 tấn cá lăng trong ao nuôi bỗng dưng chết trắng. Nguyên nhân do hệ thống quạt nước trong ao gặp sự cố, làm giảm đột ngột lượng oxy trong nước. Cá lăng trong ao của nhà ông Phòng có khối lượng trung bình khoảng 1,2kg/con. Ước tính thiệt hại lên tới 500 triệu đồng, bao gồm tiền giống và chi phí đầu tư.
Nhận thấy thiệt hại lớn của gia đình ông Phòng, chiều ngày 27/5, hàng chục người dân trong và ngoài xã Đa Lộc đã đến đầm cá của gia đình để “giải cứu” cá. Chỉ trong vài giờ, hơn 4 tấn cá đã được tiêu thụ, giúp gia đình ông Phòng gỡ lại một phần chi phí đầu tư.
>>> Xem thêm: ĐIỂM TIN THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN TUẦN 21
Cà Mau: Phấn đấu đến năm 2030 kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 1,65 tỷ USD
Đây là một trong những mục tiêu phát triển ngành tôm tỉnh Cà Mau giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Đến năm 2025, mục tiêu là toàn tỉnh có tổng diện tích nuôi tôm nước lợ đạt 280.000 ha (siêu thâm canh 5.000 ha; thâm canh, bán thâm canh 4.200 ha; quảng canh cải tiến 200.000 ha; quảng canh 70.800 ha); diện tích nuôi tôm càng xanh đạt 20.000 ha. Tổng sản lượng tôm đạt 280.000 tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 1,4 tỷ USD.
Đến năm 2030, tổng diện tích nuôi tôm nước lợ duy trì ổn định 280.000 ha (siêu thâm canh 8.000 ha; thâm canh, bán thâm canh 1.700 ha; quảng canh cải tiến 240.000 ha; quảng canh 30.300 ha); diện tích nuôi tôm càng xanh đạt 20.000 ha. Tổng sản lượng tôm đạt 350.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,65 tỷ USD.
Tầm nhìn đến năm 2050, ngành tôm của tỉnh phát triển bền vững với năng suất, chất lượng cao, sở hữu thương hiệu uy tín trên thị trường trong – ngoài nước. Sản xuất được kiểm soát chặt chẽ, 100% sản phẩm tôm nuôi có thể truy xuất nguồn gốc. Cơ sở hạ tầng các vùng nuôi tôm tập trung được đầu tư đồng bộ và hiện đại.
>>> Xem thêm: ĐIỂM TIN THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN TUẦN 25
Tăng cường phòng, chống thiên tai ngành thủy sản
Trước diễn biến khôn lường của biến đổi khí hậu, thời tiết thất thường và sự cố thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, để đảm bảo an toàn và giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản cho cộng đồng nông dân, ngư dân; Bộ NN&PTNT cùng các địa phương đã tăng cường chỉ đạo công tác phòng chống thiên tai chuyên ngành thủy sản.
Nguồn tham khảo:
Thủy sản Việt Nam
Cục Thủy sản
Nông nghiệp Việt Nam