ĐIỂM TIN THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN TUẦN 33

Ngành thủy sản Việt Nam đang ngày càng củng cố vị thế trên thị trường quốc tế. Thành quả này là nhờ vào sự nỗ lực không ngừng từ các địa phương, doanh nghiệp và người dân, trong việc khai thác tiềm năng, vượt qua thử thách và nâng cao năng lực sản xuất cũng như xuất khẩu. Để theo dõi những tin tức thủy sản mới nhất trong tuần 33, xin mời quý vị đón đọc thông tin thị trường thủy sản nhé!

TP Hồ Chí Minh: Giải pháp mới nâng cao hiệu quả nuôi tôm

Để hỗ trợ người dân trong việc phòng ngừa bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND), nhóm nghiên cứu tại Đại học Tài Nguyên và Môi trường TP Hồ Chí Minh, do ThS Lê Thị Phụng dẫn dắt, đã tiến hành thử nghiệm sản xuất chế phẩm sinh học mới nhằm cải thiện môi trường nước, giúp tôm phát triển khỏe mạnh và nâng cao hiệu quả kinh tế.

Theo nhóm nghiên cứu, địa điểm thực hiện là Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh, với tổng diện tích nuôi tôm lên tới 6.000 ha. Trong đó, khoảng 250 ha ghi nhận tôm mắc các bệnh như đốm trắng (WSSV), đầu vàng (YHV) và hoại tử gan tụy cấp. Bệnh AHPND. Ảnh hưởng đến khoảng 14% diện tích ao tôm bị bệnh, gây tác động nghiêm trọng đến tôm trong khoảng từ 20 – 58 ngày tuổi, gây nên tỷ lệ chết nhanh trong vòng 2 ngày.

Trong nghiên cứu này, Zeolite kết hợp với men vi sinh được sử dụng để tạo ra chế phẩm sinh học giúp hấp thụ khí độc và kim loại nặng, làm sạch nước, ổn định độ pH và màu nước. Đồng thời cung cấp oxy hòa tan cho tôm nuôi. Việc lựa chọn chế phẩm sinh học cần đảm bảo an toàn sinh học. Phù hợp với điều kiện môi trường nuôi tôm, bao gồm cả nước mặn và nước ngọt, và phải được sản xuất theo các phương pháp khoa học.

Trong số nhiều loài vi sinh được áp dụng trong nuôi trồng thủy sản, Bacillus subtilis nổi bật với tiềm năng cao. Loài vi khuẩn này có khả năng mang lại nhiều lợi ích cho vật chủ, bao gồm cải thiện tăng trưởng, tỷ lệ sống, chất lượng nước và thành phần dinh dưỡng trong thức ăn lên men, đồng thời hỗ trợ cung cấp vaccine.

Sau khi tiến hành nghiên cứu về việc sử dụng Bacillus subtilis trong nuôi tôm, nhóm nghiên cứu đã kết luận rằng loài vi khuẩn này có hoạt tính in vitro hiệu quả trong việc cải thiện môi trường nước và ức chế vi khuẩn gây bệnh hoại tử gan tụy cấp. Họ cũng đã phát triển thành công quy trình nuôi cấy Bacillus subtilis với quy mô 5 – 10 lít, tối ưu hóa môi trường ao nuôi lên men với hoạt tính kháng khuẩn cao nhất đạt 400 AU/mL.

tp-ho-chi-minh-giai-phap-moi-tăng-hieu-qua-nuoi-tom
TP.HCM thử nghiệm sản xuất chế phẩm sinh học mới nhằm cải thiện môi trường nước. (Ảnh: Tạp chí Thủy sản Việt Nam)

>>> Xem thêm: ĐIỂM TIN THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN TUẦN 32

Quảng Ngãi: Triển vọng mở rộng nuôi cá bống cát sông Trà

Việc thành công trong sinh sản nhân tạo và thử nghiệm nuôi thương phẩm cá bống cát sông Trà đã mở ra cơ hội phát triển nghề nuôi loài cá đặc sản này.

Cá bống cát sông Trà đã trở thành biểu tượng nổi bật của Quảng Ngãi. Các nghiên cứu về phân bố của cá bống cát cho thấy dòng cá này có sự phân bố rộng rãi. Nhưng cá bống cát sông Trà Khúc vẫn được biết đến nhiều nhất. Thế nhưng, việc khai thác quá mức trong những năm gần đây đã làm cạn kiệt nguồn cá bống cát tự nhiên tại sông Trà. Trung bình, mỗi năm, người dân khai thác khoảng 65 tấn cá bống cát từ sông Trà Khúc, từ lưu vực Tịnh Giang đến Cửa Đại.

Trước tình hình này, Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Ngãi đã giao Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt miền Trung thực hiện dự án “Nghiên cứu sinh sản nhân tạo và nuôi thử nghiệm thương phẩm cá bống cát sông Trà tỉnh Quảng Ngãi”. Mục tiêu của dự án là đánh giá khả năng sinh sản nhân tạo, ương giống và nuôi thương phẩm cá bống cát sông Trà trên địa bàn tỉnh.

Trong thử nghiệm nuôi thương phẩm, nhóm nghiên cứu đã chọn hai hộ để thực hiện mô hình nuôi cá bống cát sông Trà Khúc trong ao nước ngọt và ao nước lợ. Mô hình nuôi trong ao nước lợ đạt sản lượng 105 kg, với khối lượng cá thu hoạch trung bình 11,3 g/con và chiều dài 11,2 cm/con. Mô hình nuôi trong ao nước ngọt đạt sản lượng 260 kg, với khối lượng cá thu hoạch trung bình 9,4g/con và chiều dài 10,9 cm/con. Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng đã tổ chức các khóa tập huấn kỹ thuật cho cán bộ nông nghiệp và người dân địa phương. Mô hình nuôi thương phẩm cá bống cát sông Trà có thể được nhân rộng và kết hợp với các vùng nuôi tôm vào mùa lạnh, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân.

Ngoài ra, trung tâm đã thả 28.000 con cá bống cát để tái tạo nguồn lợi thủy sản trên sông Trà Khúc, tại khu vực bờ Nam sông, thuộc xã Nghĩa Phú, TP Quảng Ngãi. Đây là nỗ lực nhằm phục hồi nguồn lợi thủy sản và duy trì sinh kế cho người dân địa phương.

quang-ngai-trien-vong-ca-bong-cat-song-tra
Triển vọng mở rộng nuôi cá bống cát sông Trà. (Ảnh: Báo Sài Gòn Giải Phóng)

>>> Xem thêm: ĐIỂM TIN THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN TUẦN 31

Quảng Bình: Nuôi tôm 2 giai đoạn – Hướng đi mới đạt hiệu quả cao

Từ năm 2023, với sự hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến nông quốc gia. Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư (KN-KN) tỉnh Quảng Bình đã triển khai dự án mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng 2 giai đoạn trên ao lót bạt. Kết hợp với chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm. Dự án này không chỉ mở ra một phương pháp nuôi tôm hiệu quả cho người dân địa phương. Mà còn giúp nâng cao nhận thức về việc phát triển thủy sản bền vững.

Sau nhiều năm kinh nghiệm trong nghề nuôi tôm. Ông Đàm Văn Thuyên từ xã Quảng Châu (Quảng Trạch) đã thử nghiệm nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, vì thiếu kinh nghiệm, ông thường gặp vấn đề với dịch bệnh, dẫn đến hiệu quả kinh tế không như mong đợi. Vào năm 2023, khi Trung tâm KN-KN tỉnh triển khai mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng 2 giai đoạn trên ao lót bạt. Ông Thuyên đã đăng ký tham gia để học hỏi và tích lũy thêm kinh nghiệm.

Sau 2 năm triển khai, mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng 2 giai đoạn trên ao lót bạt đã chứng minh được sự phù hợp với các ao nuôi lâu năm có hiệu quả kém. Phương pháp này đã giúp giảm thiểu dịch bệnh, nâng cao năng suất và chất lượng tôm, đồng thời kiểm soát tốt môi trường và mật độ tôm trong quá trình nuôi.

quang-binh-nuoi-tom-2-giai-doan
Nuôi tôm 2 giai đoạn là hướng đi mới đạt hiệu quả cao. (Ảnh: Tạp chí Thủy sản Việt Nam)

Mô hình đã thu hút sự quan tâm và học hỏi của nhiều hộ nuôi trong khu vực và các vùng lân cận. Hiện nay, hơn 70% hộ nuôi tôm đã chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng 2 giai đoạn. Chủ yếu tập trung ở các huyện Quảng Ninh, Bố Trạch và Quảng Trạch. Nhiều hộ nuôi cũng đã áp dụng các hình thức nuôi chuyên canh và kết hợp với cá. Đạt được hiệu quả kinh tế cao trên diện tích nuôi trồng.

>>> Xem thêm: ĐIỂM TIN THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN TUẦN 30

Bến Tre: Thu nhập ấn tượng từ nuôi cá bông lau

Anh Lê Hồng Phương, sinh năm 1975, ở Ấp 6, xã Bình Thắng, huyện Bình Đại, là người đầu tiên thành công với ý tưởng chuyển đổi từ nuôi tôm thẻ chân trắng 2 giai đoạn sang nuôi cá bông lau thương phẩm. Nhờ chiến lược này, anh đạt được lợi nhuận ròng trên 1 tỷ đồng mỗi năm.

ben-tre-thu-nhap-cao-tu-nuoi-ca-bong-lau
Thu nhập ấn tượng từ nuôi cá bông lau ở Bến Tre. (Ảnh: Tạp chí Thủy sản Việt Nam)

Với khoản lợi nhuận ban đầu, anh Phương đã đầu tư vào việc cải tạo và mở rộng 6 ao nuôi tôm với tổng diện tích 20.000m². Chuyển hoàn toàn sang nuôi cá bông lau thương phẩm. Anh áp dụng phương pháp thả nuôi xoay vòng để duy trì lợi nhuận suốt cả năm, với 60.000 con cá giống bông lau. Thu hoạch tổng sản lượng đạt 45 tấn. Đặc biệt, anh dành một ao khoảng 1.000m² để thuần dưỡng cá bông lau giống trong 7 ngày trước khi chuyển ra ao đất. Mật độ thả nuôi được tính toán để cá có tỷ lệ sống cao. Đạt sản lượng bình quân 3 con/m². Trong những năm qua, anh Phương đã duy trì và mở rộng mô hình nuôi cá bông lau thương phẩm. Mang lại thu nhập ổn định trên 1 tỷ đồng mỗi năm sau khi trừ chi phí.

Hiện tại, mô hình nuôi cá bông lau đã được nhân rộng ra 12 hộ dân trong xã, chủ yếu là những hộ đã chuyển từ nuôi tôm. Diện tích nuôi dao động từ 5.000m² đến 20.000m². Mô hình nuôi cá bông lau không chỉ giúp các hộ nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu và tái cơ cấu nông nghiệp. Mà còn góp phần nâng cao thu nhập và phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương.

>>> Xem thêm: ĐIỂM TIN THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN TUẦN 29 

 

Nguồn tham khảo:

Tạp chí Thủy sản Việt Nam

Báo Sài Gòn Giải Phóng

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one