Khai Nhật tham gia Hội thảo Phát triển Artemia tại ĐBSCL

Sáng 15/05, Công ty TNHH Khai Nhật vinh dự góp mặt cùng Hội thảo Đánh giá hiện trạng, tiềm năng và bàn giải pháp phát triển Artemia thích ứng với biến đổi Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Tham dự hội thảo có ông Trần Đình Luân, Cục trưởng Cục Thủy sản; lãnh đạo Sở NN&PTNT 2 tỉnh Bạc Liêu và Sóc Trăng; đại diện Chương trình UNDP/GEF SGP; cùng các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) và hộ nuôi Artemia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu và Sóc Trăng.

hoi-thao-artemia-4
Hội thảo bàn giải pháp phát triển Artemia thích ứng với biến đổi ĐBSCL

 

hoi-thao-artemia-3
Toàn cảnh hội thảo vừa qua

Bạc Liêu và Sóc Trăng là hai địa phương có diện tích nuôi Artemia lớn nhất ĐBSCL. Năm 2023, tổng diện tích nuôi Artemia của hai tỉnh đạt 435 ha, với năng suất từ 20-21 kg/ha. Từ đầu năm 2024 đến nay, diện tích nuôi đã tăng lên 463 ha, với năng suất dao động từ 20-70 kg/ha tùy khu vực. Giá trứng Artemia hiện nay dao động từ 1-1,1 triệu đồng/kg. Riêng tại Bạc Liêu, trong bốn tháng đầu năm 2024, diện tích nuôi Artemia đạt khoảng 50 ha, với năng suất bình quân đạt 71 kg/ha, tổng sản lượng hơn 3,5 tấn. Hiện nay, tỉnh có một nhà máy sản xuất trứng Artemia, ba HTX chuyên nuôi Artemia, đáp ứng khoảng 5-10% nhu cầu thực tế các cơ sở sản xuất và ương dưỡng giống tại địa phương, phần lớn trứng Artemia vẫn phải nhập từ Mỹ, Trung Quốc và Nga.

Artemia O.S.I., thức ăn hoàn hảo cho ấu trùng tôm, nổi tiếng với chất lượng vượt trội và giá trị dinh dưỡng cao. Artemia O.S.I. có tỷ lệ bung dù nhanh hơn đến 95%, có kích thước đồng đều, cùng hàm lượng protein dồi dào, axit béo không no (HUFA) thiết yếu, và nhiều khoáng chất vi lượng.

Bạc Liêu và Sóc Trăng là hai địa phương có diện tích nuôi Artemia lớn nhất ĐBSCL
Bạc Liêu và Sóc Trăng là hai địa phương có diện tích nuôi Artemia lớn nhất ĐBSCL

Hội thảo đã nghe các đơn vị trình bày về hiện trạng sản xuất và cung ứng Artemia làm thức ăn thủy sản, đồng thời đề xuất các giải pháp phát triển trong tương lai. Nhiều mô hình sản xuất Artemia hiệu quả, các giải pháp nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ cũng được giới thiệu.

>>> Xem thêm: Cách ấp Artemia nở tại nhà thành công lên đến 99,99%

Hội thảo đã nghe các đơn vị trình bày về hiện trạng sản xuất và cung ứng Artemia làm thức ăn thủy sản
Hội thảo đã nghe các đơn vị trình bày về hiện trạng sản xuất và cung ứng Artemia làm thức ăn thủy sản

Phát biểu kết luận hội thảo, ông Trần Đình Luân, Cục trưởng Cục Thủy sản, khẳng định rằng Artemia Việt Nam có chất lượng tốt và nhu cầu thị trường lớn, chủ yếu xuất khẩu sang Mỹ, Nhật, Nga, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và EU. Bạc Liêu và Sóc Trăng có điều kiện thổ nhưỡng phù hợp cho việc nuôi Artemia và đã hình thành được chuỗi liên kết sản xuất, bao tiêu giá cao cho các HTX và hộ nuôi. Ngành thủy sản đã định hướng phát triển Artemia bằng cách ứng dụng khoa học và công nghệ, nhằm giảm giá thành và thích ứng với biến đổi khí hậu. Ông cũng nhấn mạnh sự cần thiết của các cơ chế, chính sách đầu tư phát triển Artemia, đặc biệt là tại các địa phương trọng điểm, cùng với việc kiểm soát nguồn nước và phát triển hạ tầng đồng bộ.

Trứng Artemia có nguồn gốc tại Vĩnh Châu (Sóc Trăng) được khách hàng đánh giá có chất lượng tốt nhất thế giới, tuy nhiên sản lượng sản xuất trong nước chỉ chiếm 1%.

Hội thảo đã khép lại với những kết quả tích cực, đánh dấu bước tiến quan trọng cho ngành nuôi Artemia Việt Nam. Khai Nhật, với vai trò nhà phân phối Artemia O.S.I. độc quyền tại Việt Nam, tự hào là một phần của sự kiện ý nghĩa này.

Một số hình ảnh trong suốt hội thảo:

Đại diện Công ty TNHH Khai Nhật tham dự hội thảo vừa qua
Đại diện Công ty TNHH Khai Nhật tham dự hội thảo vừa qua
Đại diện Khai Nhật có cơ hội gặp gỡ Kỹ sư Cao Thành Văn – Chủ tịch HĐQT HTX Artemia Vĩnh Châu, Bạc Liêu
Đại diện Khai Nhật có cơ hội gặp gỡ Kỹ sư Cao Thành Văn – Chủ tịch HĐQT HTX Artemia Vĩnh Châu, Bạc Liêu

 

>>> Xem thêm: Chuyên gia Thủy sản Trường ĐH Nông Lâm chia sẻ bí quyết nuôi tôm thành công

Bình chọn post này

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

All in one