Cách khử trùng nước ao nuôi nào được bà con tin dùng nhất hiện nay? Đó chính là Clorin Aquafit – Giải pháp khử khuẩn, khử trùng nước ao nuôi hàng đầu. Đây là sản phẩm được chọn lựa hàng đầu nhờ khả năng diệt khuẩn vượt trội, hàng chuẩn nhập khẩu từ Ấn Độ.
Người nuôi tôm thường nghe câu “Nuôi tôm là nuôi nước”, vậy nuôi nước thực chất là nuôi cái gì? Trong lĩnh vực nuôi tôm, có rất nhiều vấn đề liên quan đến quản lý và xử lý nước ao nuôi. Một trong những vấn đề nổi bật thường được đề cập là diệt khuẩn.
Vậy diệt khuẩn là gì? Khi nào cần diệt khuẩn trong ao nuôi, và chất khử khuẩn nào hiệu quả nhất? Bà con cùng Khai Nhật tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.
1. Diệt khuẩn là gì?
Diệt khuẩn được hiểu là hành động tiêu diệt các vi sinh vật gây hại cho môi trường nước nuôi tôm. Trong suốt quá trình nuôi tôm, mầm bệnh thường xuyên xuất hiện và ảnh hưởng tiêu cực đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm.
Việc diệt khuẩn hiệu quả trong nước ao nuôi không chỉ làm giảm đáng kể mầm bệnh suốt vụ nuôi mà còn cải thiện sức đề kháng cho tôm. Bên cạnh việc khử khuẩn, cần kết hợp với các biện pháp thay nước và làm sạch đáy ao để nâng cao chất lượng nước nuôi.
Hiện nay, trên thị trường có nhiều chất khử trùng phổ biến dành cho thủy sản như: Thuốc tím Ấn Độ (KMnO4), Clorin Aquafit, TCCA, BKC, IODINE…Tùy thuộc vào mục đích và công dụng, việc lựa chọn chất khử khuẩn phù hợp sẽ mang lại hiệu quả cao với chi phí hợp lý.
>>> Xem thêm: Bí quyết diệt khuẩn ao nuôi tôm “bách phát bách trúng”
2. Diệt khuẩn nước ao nuôi đúng liều và đúng thời điểm
Khi tìm kiếm từ khóa “diệt khuẩn ao tôm” trên Google, người dùng sẽ thấy rất nhiều chất sát khuẩn. Vậy làm thế nào để lựa chọn phương pháp diệt khuẩn hiệu quả?
Trong thực tế, cách thức khử khuẩn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mô hình ao nuôi, nguồn nước, chu kỳ nuôi và giai đoạn nuôi, nguồn nước… Dưới đây là các giai đoạn cần loại bỏ vi khuẩn trong quá trình nuôi tôm:
Diệt khuẩn đầu vụ
Giai đoạn diệt khuẩn đầu vụ nuôi rất quan trọng. Vì đây là bước xử lý nước đầu vào, chuẩn bị cho quá trình nuôi tôm. Việc diệt khuẩn hiệu quả ở giai đoạn này giúp tôm có nền tảng phát triển tốt và giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh do vi khuẩn, virus và nấm.
Để diệt khuẩn, bà con rải vôi phơi đáy trong ao nuôi đất. Sử dụng khoảng 300kg vôi cho 1000m², và phơi ao ít nhất 3 ngày để tiêu diệt vi khuẩn, ngăn chặn hiện tượng xì phèn và cân bằng pH đất. Tuy nhiên, không nên phơi ao quá lâu để tránh làm đất nứt nẻ.
Cần cấp nước ao lắng để xử lý phèn và diệt khuẩn. Hạ phèn trước khi thực hiện diệt khuẩn là rất cần thiết. Vì phèn lơ lửng có thể ảnh hưởng đến các phản ứng hóa – lý trong quá trình này. Bước này có thể được thực hiện trong ao lắng.
Cuối cùng, chọn chất sát khuẩn phù hợp cũng rất quan trọng. Chọn đúng chất khử khuẩn phụ thuộc vào nguồn nước, tình trạng tôm trong vụ trước, cũng như thời gian chuẩn bị ao dài hay ngắn.
>>> Xem thêm: Cách diệt khuẩn ao nuôi tôm hiệu quả cho chủ trại tôm giống
Aquafit Ấn Độ – Giải pháp diệt khuẩn nước ao nuôi hiệu quả
Thành phần:
Đặc điểm:
Hạt màu trắng đục.
Công dụng:
- Được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như thủy sản, chăn nuôi, xử lý nước, ngành dệt và giấy…
- Khử trùng, diệt khuẩn nguồn nước.
- Diệt tảo và phiêu sinh động vật trong môi trường nước.
>>> Xem thêm: Aquafit là gì? Vì sao cần Clorin Aquafit diệt khuẩn nước ao nuôi?
Lưu ý:
- Sau khi khử trùng nguồn nước ao nuôi, cần trung hòa Chlorine bằng Natri thiosulphate hoặc sục khí, chạy quạt nước mạnh từ 3-5 ngày trước khi thả tôm, cá.
- Chlorine có phổ tác dụng rộng, dễ làm mất đi các vi khuẩn có lợi trong nước và đáy ao, khiến màu nước khó lên. Vì vậy, nên sử dụng men vi sinh để phục hồi hệ vi sinh của đáy ao.
>>> Xem thêm: Chlorine Aquafit Ấn Độ – Hóa chất Chlorine xử lý nước
3. Những điều cần lưu ý khi diệt khuẩn
Những điều bà con cần chú ý khi thực hiện khử khuẩn ao nuôi tôm:
- Đánh hạ phèn trước: Việc này rất quan trọng để đảm bảo hiệu quả của quá trình khử trùng.
- Chạy quạt và cấy lại vi sinh: Sau khi khử khuẩn, cần chạy quạt và tiến hành cấy lại vi sinh sau ít nhất 2 ngày. Đặc biệt với ao đang nuôi, cần để chất khử trùng mất tác dụng trước khi tái tạo vi sinh để tránh hiện tượng vi sinh bị chết, gây thối nước.
- Cung cấp đủ oxy: Trong quá trình khử trùng, việc cung cấp đủ oxy cho ao nuôi là rất cần thiết.
- Chăm sóc tôm sau xổ đường ruột: Sau khi xổ đường ruột, tôm thường ăn yếu hơn. Do đó, nên thực hiện xổ ruột vào buổi chiều và giảm lượng thức ăn, trở lại chế độ ăn bình thường vào ngày hôm sau.
>>> Xem thêm: [Hướng dẫn] Cách sử dụng Aquafit – Chlorine 70 Ấn Độ xử lý nước
Bà con nên mua Aquafit Ấn Độ ở đơn vị nào tại TPHCM?
Việc sử dụng Clorin Aquafit trong khử khuẩn và khử trùng ao nuôi tôm cá là một giải pháp hiệu quả, giúp bảo vệ môi trường nước và tăng cường sức khỏe cho vật nuôi. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tối ưu, người nuôi cần tuân thủ đúng liều lượng và hướng dẫn sử dụng. Đồng thời chú ý đến việc phục hồi hệ vi sinh sau khi khử trùng. Bằng cách này, bà con không chỉ đảm bảo nguồn nước sạch mà còn duy trì sự cân bằng sinh thái trong ao nuôi.
Bà con đang cần tìm chất khử khuẩn nước chất lượng với giá thành phải chăng? Liên hệ ngay với Khai Nhật qua Hotline 0965.025.702 nhé!
Lý do bà con nên mua hàng tại Khai Nhật:
- Đầy đủ mã lưu hành
- Nhập khẩu trực tiếp từ nhà sản xuất
- Chất lượng vượt trội
- Giá thành cạnh tranh
- Chính sách hỗ trợ đặc biệt cho trại giống và đại lý
>>> Xem sản phẩm Chlorine: