Hiện tượng tôm búng lên mặt nước, xoay vòng tại chỗ rồi chết, rơi xuống đáy là điều khiến nhiều người nuôi tôm lo lắng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hành vi này, vì vậy việc xác định cụ thể không phải dễ dàng. Các nguyên nhân khiến tôm búng, tôm xoay vòng như: tôm mắc hội chứng gan tụy, tôm nhiễm chất độc từ sứa, tôm bị nhiễm virus.
Bài viết dưới đây có tổng hợp chi tiết các nguyên nhân và và hướng dẫn xử lý tôm búng, tôm xoay vòng mà bà con có thể tham khảo.
Tôm mắc hội chứng gan tụy
Khi tôm đạt 40 ngày tuổi, nếu bỗng nhiên búng lên, xoay vòng trên mặt nước rồi chết mà không rõ nguyên nhân. Nhiều người cho rằng có thể do môi trường ao nuôi không ổn định. Hoặc thời tiết thay đổi đột ngột gây sốc cho tôm. Tuy nhiên, nếu kiểm tra các chỉ số môi trường vẫn ổn định, tảo phát triển bình thường và màu nước đạt tiêu chuẩn. Tình hình này càng khiến nhiều người hoang mang.
Khi tôm ở giai đoạn 40 ngày tuổi có hiện tượng búng lên rồi chết, có thể xác định tôm đã mắc “Hội chứng gan tụy” (trong trường hợp môi trường ổn định và tôm không chết do sốc). Ngay lập tức, nên ngừng cho ăn từ 2 – 3 ngày để giảm áp lực cho gan. Tăng cường chạy quạt sục khí cho tôm. Sau 3 ngày bỏ đói, có thể cho ăn trở lại từ từ. Với lượng thức ăn tăng dần (lưu ý kiểm tra xem tôm đã ăn tốt mới bắt đầu tăng lượng thức ăn).
Nhiều bà con cho rằng việc bỏ đói sẽ giúp giảm áp lực gan cho tôm và dần dần tôm sẽ tự hồi phục. Tuy nhiên, cách này chỉ hiệu quả nếu tôm mắc bệnh nhẹ. Nếu tỷ lệ chết cao, khuyên bà con nên áp dụng quy trình điều trị gan tụy. Bỏ đói không phải là phương pháp tốt. Vì sẽ khiến tôm mất sức, thiếu dinh dưỡng và dễ chết. Hơn nữa, tôm sẽ không lớn lên được.
>>> Xem thêm: Bí quyết khử phèn ao tôm đơn giản và tiết kiệm nhờ EDTA
Chất độc từ sứa
Khi ao nuôi có sứa, việc nước đục hoặc sử dụng hóa chất diệt sứa có thể dẫn đến chất độc gây hại. Trong trường hợp này, bà con cần thay nước ngay lập tức. Hãy tháo cạn nước trong ao nuôi và ao chứa để loại bỏ các sinh vật gây hại. Bón vôi bột nông nghiệp và bừa kỹ để vôi thấm vào đáy ao, tiêu diệt trứng và ấu trùng sứa còn sót lại. Sau đó, lấy nước vào ao chứa qua túi lọc vải dày hai lớp và để nước ổn định trong 3 – 7 ngày. Chạy quạt nước liên tục trong 2 – 3 ngày để kích thích trứng sứa, cũng như tôm, ốc, côn trùng và cá tạp nở thành ấu trùng.
Xử lý nước cấp cho ao chứa vào buổi sáng (8 giờ) hoặc buổi chiều (16 giờ) bằng Chlorine với nồng độ 20 – 30 ppm (20 – 30 kg cho 1.000 m³ nước). Ngoài ra, bà con có thể sử dụng một số hóa chất diệt tạp được phép lưu hành tại Việt Nam như thuốc tím (KMnO4) và BKC.
>>> Xem thêm: Sự thật bất ngờ về tác dụng của thuốc tím KMnO4 Ấn Độ đối với tôm cá
Nhiễm virus
Nếu không có sứa, nguyên nhân có thể là tôm bị nhiễm virus IMNV. Bệnh hoại tử cơ (infectious myonecrosis virus – IMNV) là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus. Bệnh thường xuất hiện ở tôm thẻ chân trắng (TTCT) từ 45 ngày tuổi. Với hiện tượng ban đầu là phần cơ đuôi trở nên trắng đục. Sau đó lan ra toàn cơ thể. Ở mức độ nặng, có thể xảy ra hoại tử và phần cơ này có màu đỏ. Khiến tôm chết và rơi xuống đáy với tỷ lệ khá cao. Tôm nhiễm IMNV có thể bị cấp tính hoặc mãn tính. Thể cấp tính thường xảy ra trong điều kiện môi trường căng thẳng (như chài tôm, biến động môi trường nước) và có thể gây chết lên đến 70% quần đàn. Thể mãn tính có thể gây chết 40 – 50% và nối tiếp giai đoạn cấp tính.
Khi tôm bị bệnh do virus IMNV, biểu hiện bao gồm: vỏ tôm sậm màu, mỏng (da thiết) dù đã bổ sung khoáng mỗi ngày, tôm nổi đầu rải rác dù oxy không thiếu (10h – 15h). Những con nổi đầu một lúc sẽ có biểu hiện xoay tròn trên mặt nước. Sau đó búng giật như bị điện giật rồi chìm xuống đáy. Nguyên nhân chủ yếu tôm nhiễm virus IMNV là do giống (90%) và 10% do môi trường.
Một vài cách ngăn ngừa bệnh IMNV
Có một vài cách để ngăn chặn sự lây lan của IMNV. Bao gồm kiểm dịch và kiểm soát lây nhiễm. Bà con dùng tôm giống không có IMNV, bổ sung men vi sinh, khử trùng ấu trùng và trứng tôm, thu hoạch khẩn cấp, tiêu hủy tôm bệnh, xử lý vật chủ gây bệnh cho tôm, khử trùng các trang trại bị nhiễm bệnh và kiểm soát véc tơ truyền bệnh. Không nên áp dụng tiêm phòng, hóa trị liệu hay tăng cường hệ miễn dịch để kiểm soát IMNV. Trong trường hợp bị nhiễm virus IMNV, biện pháp tốt nhất là thu hoạch sớm để giảm thiểu chi phí và rủi ro. Ngoài ra, bà con nên dùng Aqualisan – chất khử khuẩn thế hệ mới có khả năng phòng ngừa, ức chế bệnh IMNV và các bệnh khác như:
- Bệnh vi bào tử trùng EHP
- Bệnh chết sớm EMS
- Bệnh đầu vàng VHV
- Bệnh đốm trắng WSSV
- Bệnh phân trắng WFD
- Bệnh phát sáng do vi khuẩn LB
>>> Xem thêm: Aqualisan – Giải pháp khử trùng nước ao nuôi hiệu quả
Kết luận
Tôm búng, tôm xoay vòng không phải là tình trạng hiếm gặp trong ao tôm. Khi bắt gặp tình trạng này trong ao, bà con nên biết rõ nguyên nhân và cách xử lý, ngăn ngừa tình trạng này. Bài viết trên của Khai Nhật có nêu chi tiết nguyên nhân, cách xử lý và các sản phẩm cần sử dụng. Để xử lý tôm xoay vòng bất thường hiệu quả, nhanh chóng. Bà con mua sản phẩm chất lượng ngay tại Khai Nhật. Với kinh nghiệm thâm niên trong lĩnh vực thức ăn thủy sản và giải pháp xử lý nước. Chúng tôi tự tin mang đến cho bạn những sản phẩm chính hãng, có rõ nguồn gốc, xuất xứ. Liên hệ ngay cho chúng tôi qua Hotline 0965.025.702 nhé!
Lý do bà con nên mua hàng tại Khai Nhật:
- Đầy đủ mã lưu hành
- Nhập khẩu trực tiếp từ nhà sản xuất
- Chất lượng vượt trội
- Giá thành cạnh tranh
- Chính sách hỗ trợ đặc biệt cho trại giống và đại lý
>>> Xem thêm sản phẩm: