3 Nguyên nhân phổ biến nào gây bệnh đốm trắng trên tôm?

Bệnh đốm trắng trên tôm đã từ lâu đã là mối hiểm họa khiến nhiều người nuôi phải khiếp sợ. Bệnh chủ yếu do ba nguyên nhân chính: vi khuẩn, virus và môi trường. Mỗi tác nhân gây bệnh đều có những đặc điểm riêng biệt và phương pháp xử lý khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp hướng dẫn chi tiết về cách nhận dạng và xử lý tôm bị bệnh đốm trắng cho từng trường hợp cụ thể. Mời bà con theo dõi bài viết sau nhé.

3 nguyên nhân phổ biến gây bệnh đốm trắng trên tôm

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus WSSV

Virus gây hội chứng đốm trắng trên tôm được biết đến là White Spot Syndrome Virus (WSSV), thuộc họ Baculovirus trong họ Nimaviridae. Virus này tồn tại trong nhân tế bào và có hình dạng giống quả trứng. Bệnh do virus này gây ra là một bệnh cấp tính với độ độc lực rất cao, có trường hợp tôm đã chết trước khi xuất hiện các đốm trắng. Thời gian từ khi virus bùng phát cho đến khi tôm chết chỉ mất khoảng 2 – 3 ngày.

WSSV tấn công nhiều loại mô tế bào khác nhau, chủ yếu là tế bào biểu mô da. Các đốm trắng xuất hiện do virus thường dày đặc hơn so với đốm trắng do vi khuẩn, với kích thước đồng đều từ 0,5 – 2,0 mm bên trong vỏ, và có một điểm đen ở giữa. Khi bệnh tiến triển, các đốm trắng lan rộng ra khắp cơ thể tôm, và những phần vỏ giáp bị nhiễm bệnh có thể dễ dàng bị bóc ra. WSSV có khả năng gây chết cho tất cả các giai đoạn phát triển của tôm, từ ấu trùng, tôm giống cho đến tôm trưởng thành.

Triệu chứng phổ biến nhất khi tôm nhiễm virus đốm trắng là sự thay đổi trong chế độ ăn uống. Ban đầu tôm ăn nhiều nhưng sau đó giảm dần, kèm theo hiện tượng bơi lờ đờ ở mặt nước hoặc dạt vào bờ ao. Thịt tôm có dấu hiệu hơi đục. Bệnh thường xuất hiện từ 1 – 2 tháng sau khi thả nuôi. Ở giai đoạn này tôm còn nhỏ, nên việc phát hiện các đốm trắng trở nên khó khăn.

Các nguồn lây bệnh có thể đến từ bên ngoài thông qua nguồn nước hoặc các động vật trung gian bị ký sinh. Môi trường nuôi tôm không tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển, bao gồm các yếu tố như chất thải hữu cơ dư thừa, không thường xuyên xi phông, thay nước và sự thay đổi thời tiết.

benh-dom-trang-tren-tom
Bệnh đốm trắng trên tôm do virus WSSV. (Ảnh sưu tầm)

>>> Xem thêm: Làm thế nào để xử lý bệnh đốm trắng trên tôm dứt điểm? 

Bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn BWSS

Bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn Bacterial White Spot Syndrome (BWSS) gây ra, được xác định thuộc họ Bacillaceae. Khi tôm bị nhiễm bệnh, trên cơ thể chúng sẽ xuất hiện các đốm trắng mờ đục, có hình dạng tròn nhỏ với phần giữa rỗng. Những đốm trắng này phân bố rải rác khắp cơ thể. Nhưng mật độ thấp hơn so với các đốm do virus WSSV. Trong một số trường hợp, lớp vỏ tôm có thể bị ăn mòn và mất đi màu sắc đặc trưng. Các đốm trắng này chủ yếu nằm ở bề mặt vỏ, ít tác động đến các mô bên trong.

Khi bệnh ở mức độ nhẹ, tôm vẫn tiếp tục ăn mồi. Nhưng quá trình lột vỏ diễn ra chậm hơn và tốc độ tăng trưởng cũng giảm. Một số tôm mắc bệnh nặng có thể chết rải rác. Hầu hết tôm sẽ bị bám rong và mang bẩn. Khi phát hiện những triệu chứng này, cần soi chiếu mô dưới kính hiển vi và áp dụng kỹ thuật PCR để xác định sự hiện diện của vi khuẩn BWSS.

Để xử lý tình trạng tôm nhiễm BWSS, cần kiểm soát mật độ vi khuẩn trong ao và cải thiện các yếu tố môi trường như xử lý nước, loại bỏ chất hữu cơ dư thừa và cắt tảo. Đồng thời, việc bổ sung vitamin C, men vi sinh, khoáng chất và thuốc bổ gan vào thức ăn sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho tôm.

benh-dom-trang-tren-tom (1)
Bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn BWSS. (Ảnh sưu tầm)

>>> Xem thêm: 6 Loại hóa chất khử trùng cho ao nuôi tôm

Bệnh đốm trắng trên tôm do môi trường

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do trong quá trình cải tạo ao. Người nuôi đã sử dụng một lượng lớn vôi, làm cho độ pH tăng cao kéo dài, thường dao động từ 8 trở lên, thậm chí có thể đạt đến 8,7. Hàm lượng Ca²⁺ và Mg²⁺ trong nước cũng tăng cao. Tôm hấp thụ nhiều chất này, dẫn đến sự xuất hiện của các đốm trắng (đốm vôi) trên phần vỏ đầu ngực hoặc sống lưng. Mặc dù tôm không có hiện tượng tấp bờ và vẫn khỏe mạnh, ăn uống đều đặn. Nhưng quá trình lột xác lại diễn ra chậm hơn bình thường, khiến tôm phát triển chậm.

Để khắc phục tình trạng này, người nuôi có thể thay nước nhằm giảm hàm lượng Ca²⁺ và Mg²⁺, từ đó hạ độ cứng của nước. Cần kiểm soát pH ở mức lý tưởng từ 7,5 đến 7,8. Ngoài ra, không nên bón vôi quá liều. Bà con cần đảm bảo tôm được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Việc sử dụng các hỗn hợp khoáng để kích thích lột xác cũng rất quan trọng. Giúp tôm loại bỏ lớp vỏ bị đốm trắng một cách hiệu quả.

benh-dom-trang-tren-tom (2)
Bệnh đốm trắng trên tôm do môi trường. (Ảnh sưu tầm)

>>> Xem thêm: TPD trên tôm là gì? Sự thật về bệnh TPD khiến bà con “bật ngửa”

Các dấu hiệu đặc trưng của bệnh đốm trắng trên tôm

Khi xuất hiện bệnh đốm trắng trên tôm, chúng thường biểu hiện một số triệu chứng rõ rệt. Tôm có hiện tượng dạt vào bờ, giảm ăn, khi quan sát thân tôm, sẽ thấy xuất hiện những đốm trắng tròn nằm dưới lớp vỏ kitin ở giáp đầu ngực hoặc trên toàn bộ cơ thể. Thân tôm có màu hồng tím đặc trưng. 

Trong trường hợp nặng, tôm có thể chết hàng loạt, với khả năng chết lên đến 100% chỉ trong vòng 3 – 5 ngày sau khi xuất hiện dấu hiệu bệnh.

>>> Xem thêm: Chlorine Aquafit là gì? Tất tần tật điều hữu ích về Chlorine Aquafit

Phòng bệnh đốm trắng trên tôm hiệu quả như thế nào?

Hiện tại, chưa có phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh đốm trắng do virus. Do đó, việc phòng bệnh đốm trắng trên tôm là cách duy nhất có thể thực hiện, thông qua các biện pháp tổng hợp.

Bệnh đốm trắng chủ yếu lây lan theo chiều ngang, từ các giáp xác như cua, còng nhiễm bệnh từ môi trường bên ngoài hoặc ngay trong ao nuôi tôm. Do đó, khi chuẩn bị ao, bà con cần tiêu diệt tất cả các vật trung gian truyền bệnh bằng vôi hoặc hóa chất. Nên vét sạch bùn đáy, rải vôi và phơi khô đáy ao trong khoảng 5 – 7 ngày. Đồng thời, lấp kín các lỗ ở bờ ao để hạn chế nơi trú ẩn của cua, còng.

Trong quá trình cấp nước vào ao nuôi, cần lọc nước qua túi lọc nhiều lớp để ngăn chặn trứng và ấu trùng của các loài cá, giáp xác xâm nhập vào ao. Từ đó giảm thiểu nguy cơ truyền bệnh. Sau đó, tiến hành diệt tạp trong nước trước khi thả nuôi. Để loại bỏ một số loài cá dữ và cá mang bệnh.

Con giống cũng cần được đảm bảo sạch bệnh. Khi mua con giống, luôn phải qua kiểm dịch và xét nghiệm. Bà con nên chọn mua tại những cơ sở uy tín để đảm bảo chất lượng.

Áp dụng các công nghệ nuôi thân thiện với môi trường và nuôi ghép với cá sẽ giúp phòng chống bệnh hiệu quả. 

Chú ý kiểm tra thường xuyên màu sắc, khả năng bắt mồi và tình trạng sức khỏe của tôm nuôi để kịp thời phát hiện và xử lý.

Sử dụng chế phẩm sinh học để duy trì môi trường ao nuôi và bổ sung Vitamin C, men vi sinh vào thức ăn sẽ tăng cường sức đề kháng cho tôm. Tuyệt đối không nên cho tôm ăn thức ăn tươi sống vì đây có thể là nguyên nhân gây bệnh tiềm ẩn.

Quản lý tốt các yếu tố môi trường ao nuôi và hàm lượng khí độc. Đồng thời tăng cường dinh dưỡng cho tôm. Đặc biệt trong những thời điểm giao mùa hoặc khi thời tiết thất thường.

Cuối cùng, thực hiện các biện pháp an toàn sinh học trong suốt quá trình nuôi, như sử dụng lưới ngăn chim và rào ngăn động vật, sẽ giúp hạn chế sự lây lan dịch bệnh từ vùng này sang vùng khác hoặc từ ao nuôi này sang ao nuôi khác.

benh-dom-trang-tren-tom (3)
Vét sạch bùn đáy, rải vôi và phơi khô đáy ao để phòng dịch bệnh. (Ảnh sưu tầm)

>>> Xem thêm: 10 Bệnh thường gặp ở tôm mà bà con không nên bỏ qua

Xử lý ao nhiễm bệnh đốm trắng trên tôm

Khi phát hiện dấu hiệu bệnh đốm trắng do virus, người nuôi cần nhanh chóng thông báo cho cán bộ thú y địa phương hoặc cơ quan chức năng. Để có biện pháp xử lý kịp thời, nhằm ngăn ngừa tình trạng bệnh lây lan và công bố dịch sau đó.

Trong trường hợp ao tôm bị nhiễm bệnh đốm trắng, cần thực hiện ngay các biện pháp cách ly. Nếu tôm đã đạt kích cỡ thương phẩm, nên tiến hành thu hoạch sớm để giảm thiệt hại. Vì bệnh có thể làm tôm chết nhanh chóng.

Tôm chết phải được mang đi xa khu vực nuôi và chôn cùng với vôi bột. Tuyệt đối không được vứt tôm nhiễm bệnh ra môi trường bên ngoài. Nếu tôm còn nhỏ và đã mắc bệnh nặng, cần sử dụng các loại thuốc sát trùng liều cao để tiêu diệt virus trước khi thải bỏ. Có thể dùng Formol với nồng độ 50 – 70 ppm hoặc Chlorine ở mức 50 – 100 ppm để tiêu diệt hoàn toàn. Thậm chí hủy ao nếu cần thiết.

Đối với những ao tôm bị bệnh đốm trắng, người nuôi không nên vội vàng cải tạo để thả nuôi ngay mà nên cho ao nghỉ khoảng 1 – 2 tháng để tái tạo lại môi trường đáy ao. Trong thời gian này, việc thả cá rô phi sẽ giúp tiêu diệt các ký chủ trung gian mang mầm bệnh còn sót lại.

benh-dom-trang-tren-tom (4)
Chú ý cách ly tôm bệnh để tránh lây nhiễm cho tôm khỏe trong ao. (Ảnh sưu tầm)

>>> Xem thêm: Chlorine có tác dụng gì? 5 Ứng dụng nổi bật của chlorine 

Tổng kết

Bệnh đốm trắng trên tôm đã gây nên nhiều thiệt hại cho bà con. Việc phòng ngừa bệnh đốm trắng từ sớm là vô cùng quan trọng. Bài viết trên đã tổng hợp cho bà con những kiến thức hữu dụng về nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng ngừa bệnh đốm trắng. Bà con có nhu cầu mua sản phẩm xử lý nước ao nuôi? Liên hệ ngay Khai Nhật qua Hotline 0965.025.702

Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân phối thức ăn thủy sản và hóa chất xử lý nước. Khai Nhật tự hào mang đến cho bà con những sản phẩm chính hãng, chất lượng, chi phí hợp lý nhất! 

Lý do bà con nên mua hàng tại Khai Nhật:

  • Đầy đủ mã lưu hành
  • Nhập khẩu trực tiếp từ nhà sản xuất
  • Chất lượng vượt trội
  • Giá thành cạnh tranh
  • Chính sách hỗ trợ đặc biệt cho trại giống và đại lý

>>> Xem sản phẩm:

Chất sát khuẩn

BKC (Benzalkonium Chloride)

14.000.000 VNĐ

Cải tạo môi trường

Aqualisan

1.360.000 VNĐ
3.780.000 VNĐ
1.883.250 VNĐ
3.770.550 VNĐ
5/5 - (8 votes)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

All in one